Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201404/hop-tac-vi-an-ninh-nguon-nuoc-nang-luong-va-luong-thuc-o-luu-vuc-song-me-kong-bao-ve-dong-bang-song-cuu-long-mot-vua-lua-toan-cau-470713/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201404/hop-tac-vi-an-ninh-nguon-nuoc-nang-luong-va-luong-thuc-o-luu-vuc-song-me-kong-bao-ve-dong-bang-song-cuu-long-mot-vua-lua-toan-cau-470713/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bảo vệ đồng bằng sông Cửu Long, một vựa lúa toàn cầu - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 07/04/2014, 10:30 [GMT+7]
Hợp tác vì an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực ở lưu vực sông Mê Kông:

Bảo vệ đồng bằng sông Cửu Long, một vựa lúa toàn cầu

Theo nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, tầm ảnh hưởng rất lớn đối với khu vực và thế giới của lưu vực sông Mê Kông đã được khẳng định. Bởi cứ mỗi 3 tháng một lần, riêng vùng hạ du của lưu vực sông Mê Kông là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đã cung cấp cho thế giới 1,5 triệu tấn gạo và 1 triệu tấn thủy, hải sản.
 
Vì vậy, các vấn đề về an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực ở lưu vực sông Mê Kông trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã được cộng đồng quốc tế và các quốc gia trong khu vực hết sức quan tâm. Hơn 300 đại biểu tham dự, gồm các học giả, chuyên gia, nhà quản lý trong khu vực và trên thế giới, trong đó có đại diện cấp cao của 20 tổ chức lưu vực sông quốc tế ở châu Âu, châu Phi và 20 đối tác tài trợ quốc tế… đã cùng tập trung thảo luận trong ngày làm việc thứ 2.
 
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Thái Lai, trọng tâm thảo luận của hội nghị là các thách thức chính ở lưu vực sông Mê Kông như hợp tác giữa các quốc gia ven sông để đảm bảo an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực khi dân số ngày càng tăng; khai thác hiệu quả các tiềm năng về năng lượng và sản xuất nông nghiệp; đối phó với thực trạng nước biển dâng, lũ lụt và hạn hán gia tăng, sự thay đổi về số lượng và chất lượng nước do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Trong đó mối liên kết giữa nguồn nước, năng lượng và lương thực được nhấn mạnh ở hầu hết các bài thuyết trình và thảo luận nhằm tìm ra các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cho lưu vực sông Mê Kông. Kết quả và những khuyến nghị chính trong 2 ngày diễn ra hội nghị bên lề này sẽ được chuyển đến các Bộ trưởng của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế. Sau đó tiếp tục được báo cáo lên các nhà lãnh đạo cấp cao tại hội nghị cấp cao của ủy hội.
 
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn của Việt Nam và thế giới
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn của Việt Nam và thế giới
 
Vấn đề cũng được nhiều đại biểu quan tâm là nhiệt độ và lượng mưa hàng năm không dự đoán được ở các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông dẫn đến có những khu vực bị hạn hán, khu vực lại bị lũ lụt. Với dự báo lượng nước mưa tăng trung bình 200mm mỗi năm, nước biển dâng gây gia tăng xâm nhập mặn, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hệ sinh thái và đất nông nghiệp ở vùng hạ du là Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều đại biểu cũng tỏ ra quan ngại khi mực nước từ các đại dương dâng cao 3mm mỗi năm cũng đang đe dọa gây ngập cho 1/3 diện tích Đồng bằng sông Cửu Long ngay trong thế kỷ này. Điều này không chỉ đe dọa tới năng suất nông nghiệp, thủy sản mà còn khiến hàng triệu người dân trong vùng phải di dời.
 
Trong khi đó, do được coi là một trong những khu vực năng động nhất thế giới về phát triển thủy điện khi tiềm năng phát triển thủy điện của sông Mê Kông lên đến 30.000 MW, hiện mới chỉ khai thác hơn 10% trên các sông nhánh. Song việc khai thác 11 dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông tại các quốc gia vùng trung du những năm sắp tới cũng khiến các nhà khoa học lo ngại sẽ tiếp tục gây ra những tác động xấu ở vùng hạ du. Vì vậy, để phát triển bền vững cho cả lưu vực sông Mê Kông nói chung; khu vực hạ du là Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, nhiều diễn giả tham gia hội nghị đã nhất trí rằng, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ trong việc sử dụng tài nguyên nước, năng lượng và thực phẩm giữa các quốc gia trong vùng.
.

CAND