Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201404/goi-tin-dung-50-nghin-ty-dong-giai-cuu-bat-dong-san-80-van-chi-la-tien-treo-470475/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201404/goi-tin-dung-50-nghin-ty-dong-giai-cuu-bat-dong-san-80-van-chi-la-tien-treo-470475/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Gói tín dụng 50 nghìn tỷ đồng 'giải cứu' bất động sản: 80% vẫn chỉ là 'tiền treo' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 06/04/2014, 15:03 [GMT+7]

Gói tín dụng 50 nghìn tỷ đồng 'giải cứu' bất động sản: 80% vẫn chỉ là 'tiền treo'

Giữa thời buổi “đói khát”, thị trường bất động sản (BĐS) liên tục phá đáy, thông tin một gói tín dụng “khủng” 50 nghìn tỷ, thậm chí lên tới 120 nghìn tỷ được giới nhà băng “hứa” đẩy vào thị trường đã làm xôn xao dư luận. Thế nhưng, nhiều thông tin trái chiều, đặc biệt là chính “người trong cuộc” ngơ ngác bảo không biết, khiến dư luận cho rằng gói tín dụng này chỉ là “bánh vẽ”. Vậy thực hư có hay không gói tín dụng này? Và nó sẽ đem lại lợi lộc cho ai?
 
Mới “chắc ăn” 10.000 tỷ đồng
 
Tổ chức hẳn một cuộc họp báo để công bố thông tin với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Vụ Tín dụng, Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đã khẳng định chắc như đinh đóng cột sẽ tung ra một gói tín dụng 50 nghìn tỷ để “bẩy” thị trường BĐS, và liệt kê một loạt NH sẽ tham gia. Ngay sau đó, một số nhà băng khác cũng vào cuộc và cho biết sẽ đăng ký thêm 70 nghìn tỷ đồng nữa. Thế nhưng, câu chuyện 120 nghìn tỷ đã sớm khiến dư luận đặt câu hỏi khi một loạt NH được điểm danh sẽ tham gia như ACB, Ngân hàng Quân đội, Sacombank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Oceanbank, Lienvietpostbank... tỏ ra ngơ ngác vì chưa từng biết, chưa từng nghe nói. Việc các NH “trong cuộc” lên tiếng không biết, khiến cho thông tin có vẻ loạn, nhiều người bán tín bán nghi.
 
Đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) khẳng định việc VNCB công bố chương trình tín dụng theo chuỗi liên kết 4 nhà phối hợp cùng các NHTM là một định hướng phát triển rất có ý nghĩa đối với việc hỗ trợ thị trường BĐS và vật liệu xây dựng: “Tuy nhiên, việc VNCB hợp tác cùng NH nào, với số tiền bao nhiêu là tùy thuộc vào thỏa thuận của VNCB với các NH khác. Theo VNCB, VNCB chỉ cho vay 10.000 tỷ đồng trong gói tín dụng 50.000 tỷ đồng, tương tự như mức VNCB đã đăng ký với NHNN: tổng cộng tài trợ 33 dự án tương đương 10.715 tỷ đồng”. Như vậy, đến thời điểm này, gói tín dụng 50 nghìn tỷ mới chỉ “chắc ăn” được hơn 10 nghìn tỷ, số tiền 40 nghìn tỷ còn lại vẫn đang là “tiền treo” có được triển khai hay không và triển khai bao nhiêu sẽ còn phụ thuộc và quá trình thỏa thuận giữa các NH. 
 
Gói 50 nghìn tỷ là tín dụng thương mại bình thường, không phải tín dụng chi
Gói 50 nghìn tỷ là tín dụng thương mại bình thường, không phải tín dụng chi
Nói rõ hơn về gói tín dụng khủng này, phía NHNN cho biết về bản chất, đây là chương trình tín dụng thông thường, không có ưu đãi về lãi suất, nguồn vốn do NHTM tự huy động để cho vay, không có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Đây là dự kiến của VNCB, thể hiện quyết tâm của VNCB trong việc tiên phong cùng một số NH khác triển khai sản phẩm tín dụng 4 nhà. Việc cho vay hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ đáp ứng các điều kiện tín dụng thông thường của khách hàng (như dự án, phương án SXKD phải khả thi, hiệu quả; khách hàng có khả năng trả nợ...) khả năng huy động vốn của NH và thỏa thuận của VNCB với các NH khác, trên cơ sở đảm bảo các quy định của pháp luật liên quan đến toàn bộ quá trình liên kết. Không một tổ chức hay cá nhân nào có lợi thế độc quyền, cơ chế đấu thầu trong xây dựng cơ bản thực hiện theo quy định hiện hành. Gói tín dụng 50.000 tỷ đồng mà VNCB công bố nói riêng và chương trình tín dụng 4 nhà mà NHNN đang nghiên cứu triển khai thí điểm hoàn toàn khác và không liên quan đến chương trình hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ xét về các mặt như cơ chế tín dụng, nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay, đối tượng khách hàng,.. Tuy nhiên cả hai chương trình tín dụng đều có điểm chung là cùng hỗ trợ thị trường BĐS, hỗ trợ tiêu thụ hàng tồn kho vật liệu xây dựng, giải quyết nợ xấu đúng theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ. NHNN khuyến khích các NHTM thực hiện cho vay thông qua chuỗi liên kết 4 nhà cũng như nghiên cứu, đưa ra các sản phẩm tín dụng mới hiệu quả, có độ an toàn cao nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, giảm nợ xấu”, NHNN khẳng định.
 
Không dành cho người mua nhà
 
Khác hẳn với gói tín dụng 30 nghìn tỷ dành 2/3 số tiền cho người dân trực tiếp mua nhà, gói tín dụng 50 nghìn tỷ lần này được hướng hoàn toàn tới các doanh nghiệp, NH. Phía NHNN cho biết: việc triển khai sản phẩm tín dụng liên kết 4 nhà nhằm kiểm soát dòng vốn tín dụng đúng mục đích, hiệu quả, tạo niềm tin trên thị trường để thúc đẩy các giao dịch kinh tế trong hoạt động đầu tư - xây dựng - kinh doanh BĐS, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm bớt tồn kho vật liệu xây dựng và BĐS. Phạm vi áp dụng của chương trình sản phẩm tín dụng 4 nhà mà NHNN đang nghiên cứu không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực BĐS mà áp dụng chung trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, bao gồm cả một số dự án, công trình giao thông, năng lượng nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế. Để củng cố lòng tin giữa các thành viên tham gia chuỗi liên kết trong lĩnh vực xây dựng/BĐS, vai trò của các NHTM đóng vị trí quan trọng nhằm giám sát quá trình vận động dòng tiền trong chuỗi liên kết, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đối tượng. NHNN đang chủ trương nghiên cứu đẩy mạnh việc cho vay theo chuỗi liên kết 4 nhà. Theo đó, các ngân hàng ký hợp đồng liên kết 4 bên với chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu xây dựng để kiểm soát dòng vốn an toàn, hiệu quả.
 
“Sản phẩm tín dụng liên kết 4 nhà được thực hiện với 6 mục tiêu chính. Thứ nhất, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho BĐS, hàng tồn kho vật liệu xây dựng. Thứ hai, tháo gỡ khó khăn về vốn cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục đầu tư, hạn chế tình trạng đầu tư dang dở, lãng phí; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang có nợ quá hạn có thể vay vốn, giúp dự án có đủ vốn để triển khai, hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình. Thứ ba, tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các tổ chức tín dụng trong việc kiểm soát dòng tiền; đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu trong hoạt động NH. Thứ tư, củng cố lòng tin, tăng cường mức độ tín nhiệm trong kinh doanh giữa các chủ thể tham gia chuỗi liên kết, tạo ra 5 “yên tâm” trong xây dựng cơ bản: tổ chức tín dụng yên tâm cấp tín dụng, chủ đầu tư yên tâm đầu tư, nhà thầu yên tâm thi công, nhà cung cấp yên tâm cung cấp vật liệu, thiết bị; người mua yên tâm góp vốn. Thứ năm, giảm thiểu cung ứng tín dụng trùng lắp, tiết kiệm nguồn vốn cho vay đối với công trình, dự án đầu tư. Thứ sáu, nâng cao tính công khai, minh bạch trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần chống tham nhũng, thất thoát lãng phí, tiêu cực”, NHNN cho biết.
.

CAND