Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201403/mui-phat-trien-kinh-te-manh-can-khai-thac-457330/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201403/mui-phat-trien-kinh-te-manh-can-khai-thac-457330/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Mũi phát triển kinh tế mạnh cần khai thác - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 03/03/2014, 09:30 [GMT+7]

Mũi phát triển kinh tế mạnh cần khai thác

(Congannghean.vn)-Có thể nói, chè xuất khẩu của Nghệ An đã có thương hiệu tại 9 nước trên thế giới trong nhiều năm nay, từ các nước vùng Nam Á, Trung Đông, Trung Quốc, Anh, Hà Lan, Ba Lan… Chè Nghệ An được trồng ở miền núi cao trên đất và vùng thổ nhưỡng phù hợp, vừa phát triển khá nhanh, có nhiều hương thơm, vị dịu ngọt lại pha vị đắng hơi giống cafe. Chính vì thế, mặc cho kinh tế thế giới đang suy thoái, thị trường xuất khẩu khó khăn, chè Nghệ An vẫn phát triển bền vững và giá trị đồng ngoại tệ ngày càng tăng.
 
Nhìn lại quá trình cây chè phát triển trên đất Nghệ An, quả cũng đã có thời “hoàng kim”, khi Liên Xô cũ đã đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến chè đen xuất khẩu tại địa bàn huyện Anh Sơn với giá trị hàng triệu đô la Mỹ, xuất khẩu đi một số nước trên thế giới. Như vậy, cây chè đã đứng chân trên đất Nghệ An trong suốt một thời gian dài. Có thể nói, chè xuất khẩu đã trở thành mũi phát triển kinh tế mạnh tại các vùng núi phía Tây Nghệ An và hiện vẫn đang là một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh nhà.
 
Đi qua một số địa phương có vùng chè nguyên liệu tập trung bao gồm các huyện từ Yên Thành đến Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông và các huyện phía Tây miền núi cao như Quế Phong, Kỳ Sơn đều đưa cây chè lên hướng phát triển kinh tế trọng tâm và ngày càng mở rộng diện tích trồng chè. Qua đó, nông dân các vùng trồng chè nhanh chóng xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ đã vươn lên làm giàu, đời sống không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn mới ngày càng phát triển với nhiều khởi sắc.
 
Cây chè đang là cây mũi nhọn trong phát triển của Nghệ An
Cây chè đang là cây mũi nhọn trong phát triển của Nghệ An
 
Trong những năm từ 2009 đến 2013 và mở đầu kế hoạch kinh doanh quý I năm 2014, tuy giá chè xuất khẩu của Việt Nam hiện chỉ bằng 60 - 75% giá xuất khẩu bình quân của thế giới nhưng bên cạnh đó, giá chè xuất khẩu Nghệ An đạt cao, bình quân trong năm 2013, có giá trị 1.600 USD/tấn đối với chè xanh và chè đen (CTC) là 1.300 USD/tấn. Qua số liệu này dễ nhận thấy, chè xuất khẩu nếu được quan tâm hơn nữa sẽ trở thành mũi kinh tế mạnh, đem lại nguồn thu ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn của tỉnh nhà. Có thể thấy, một trong những lợi thế để nâng cao năng lực, cạnh tranh về số lượng và chất lượng của sản phẩm chè Nghệ An là chúng ta có diện tích trồng chè khá lớn với xấp xỉ gần 10.000 ha, tạo được thế chủ động kí kết những hợp đồng xuất khẩu với khối lượng lớn.
 
Thời gian qua, Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Chè Nghệ An đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc phát triển về diện tích cũng như giá trị sản phẩm của cây chè. Doanh nghiệp đang quản lý vùng nguyên liệu trồng chè nội vùng đến  3.000 ha. Bên cạnh đó, còn liên kết với các đơn vị, địa phương phát triển thêm khoảng 2.000 ha chè ngoại vùng. Nhằm nâng cao vai trò quản lý vùng nguyên liệu để sản xuất chè xuất khẩu, Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Chè Nghệ An đã rất chú trọng đến đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại. Hiện đã mua sắm 8 dây chuyền chế biến chè xanh với công suất 72 tấn chè búp/ngày, và 5 dây chuyền chế biến chè CTC (chè đen) công suất 80 tấn chè búp/ngày, đưa tổng công suất chế biến lên gần 200 tấn/ngày. Trong nhiều năm qua, doanh nghiệp đã đạt nhiều thành tích tăng nhanh sản lượng chè nguyên liệu, đầu tư các giống chè mới, phù hợp với thổ nhưỡng của các huyện vùng núi mà điển hình là giống LPP.2 rất phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Nghệ An, năng suất cao nhất có năm đạt từ  20 - 25 tấn/ha, trong khi đó, năng xuất bình quân chung của cả nước là 10 tấn chè/ha.
 
Trong thời gian tới, Công ty đầu tư lắp đặt thêm dây chuyền chế biến chè xanh công nghệ bom lăn. Mặc dù nền kinh tế tỉnh nhà còn chậm phục hồi sau suy thoái kinh tế, thị trường xuất khẩu chè còn gặp khó khăn, nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì, giữ được thương hiệu chè Việt. Nếu trong năm 2013 đã xuất khẩu 3.240 tấn chè, doanh thu đạt 4,5 triệu USD thì năm 2014 dự kiến quyết tâm vượt ngưỡng hơn 5 triệu đôla Mỹ. Đây là một trong những nỗ lực đáng ghi nhận của doanh nghiệp.
 
Dễ nhận thấy, chè là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nghệ An, bởi vậy UBND tỉnh cần mạnh tay trong quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu và có chính sách khuyến khích, thông thoáng tạo điều kiện vật chất kỷ\ỹ thuật đẩy nhanh cho cây chè phát triển. Đây cũng là chiến lược phát triển kinh tế xã hội xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho người dân miền Tây xứ Nghệ còn gặp biết bao khó khăn về việc làm và đời sống kinh tế.
.

L.H