Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201402/thanh-tra-ke-toi-tap-doan-soi-dau-cung-co-chuyen-454919/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201402/thanh-tra-ke-toi-tap-doan-soi-dau-cung-co-chuyen-454919/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thanh tra kể tội tập đoàn: Soi đâu cũng có chuyện - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 25/02/2014, 09:10 [GMT+7]

Thanh tra kể tội tập đoàn: Soi đâu cũng có chuyện

Từ năm 2011-2013, Thanh tra Nước đã “sờ gáy” 7 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thì thấy, đụng đâu cũng có vấn đề. Các đại gia đều đã dính nhiều “phốt" từ việc sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước đến việc quản lý đầu tư xây dựng.
 
Quản trị kém nên lỗ
 
Báo cáo Thủ tướng mới đây, Thanh tra Chính phủ cho thấy, từ năm 2011-2013, cơ quan này đã "sờ gáy" 7 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thì thấy, đụng đâu cũng có vấn đề.
 
Dù cho, đó là đại gia mạnh nhất về tài chính, được nhiều khen thưởng về sản xuất kinh doanh như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) hay những đơn vị nhỏ hơn như Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Sông đà, Tập đoàn Hóa chất (Vinachem), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
 
Hàng loạt vi phạm được tổng kết lại và trong đó, bao trùm lên tất cả là trình độ quản trị doanh nghiệp yếu. Nhiều bài toán đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế, thường xuyên chậm trễ rồi thua lỗ, thậm chí có khả năng gây mất vốn Nhà nước.
 
Thanh tra Chính phủ dẫn chứng, PVN đầu tư cho 130 công ty con, công ty liên kết với số tiền là 4.786 tỷ đồng, nhưng hoạt động không có lãi, hiệu quả kém. Cụ thể, Tập đoàn này đầu tư vào các công ty con 100% vốn Nhà nước, giá trị 79.649 tỷ đồng và tỷ suất lợi nhuận đạt 21,71%/năm. Trong khi đó, đầu tư dài hạn, đầu tư ngành ngoài của PVN với con số vốn 19.032 tỷ đồng chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận ở mức 7,58%/năm.
 
Vinachem được cho là đơn vị điển hình cho việc gây lãng phí vốn đầu tư. Hầu hết các dự án đầu tư của Tập đoàn này đều chậm tiến độ, có những dự án chậm 1-2 năm. Trong đó, phải kể đến dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất Sunphat Amon của Tập đoàn này với số tiền là 98,79 tỷ đồng đã phải dừng lại vì không hiệu quả.
 
Thanh tra Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước: đụng đâu cũng có chuyện - Ảnh minh họa
Thanh tra Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước: đụng đâu cũng có chuyện - Ảnh minh họa
 
Đối với Vinalines, 3 năm qua có 14 dự án xây dựng cảng thì mới chỉ có 5 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trong đó, 1 dự án đầu tư 58 tỷ đồng đang đứng trước nguy cơ mất vốn tới 36 tỷ đồng.
 
Vinalines cũng mắc bệnh đầu tư dàn trải khi bỏ vốn cho 26 công ty con, 38 liên doanh, công ty liên kết và sau đó, các công ty con này lại  tiếp tục góp vốn tại 94 công ty cháu.
 
Ngoài ra, không thể không kể đến EVN. Thanh tra Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh lại việc đầu tư lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, chứng khoán 1.997, tỷ đồng của EVN chưa mang lại hiệu quả kinh tế. Trong khi đó, ở ngành chính, có đến phân nửa các dự án điện, 20/42 dự án bị chậm tiến độ, tính từ năm 2005 đến tháng 7/2012. Điều này đã góp phần làm gia tăng việc thiếu hụt sản lượng điện thời gian qua và tăng chi phí đầu tư cho dự án.
 
Qua mặt Thủ tướng
 
Cùng với bức tranh quản trị của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước bị đánh giá tồi tệ, Thanh tra Chính phủ còn "tố" nhiều trường hợp đã sử dụng tiền vốn của Nhà nước, ký kết hợp đồng... sai quy định.
 
Chẳng hạn như việc Vinachem đã để một số đơn vị thành viên sử dụng vốn vay ngắn hạn không đúng mục đích, chức năng với con số là 295 tỷ đồng, sử dụng sai quy định tới 911 tỷ đồng để cho doanh nghiệp vay và gửi ngân hàng.
 
Gần đây, EVN bị phát hiện hạch toán không đúng nguồn ở 11 dự án, làm tăng chi phí cho sản xuất điện trong năm 2011, số tiền là 223,9 tỷ đồng. Điều này dẫn đến phản ánh kết quả kinh doanh và hiệu quả sai so với thực tế.
 
Trong lĩnh vực đầu tư, ông lớn dầu khí PVN cũng lạm quyền khi chỉ định đơn vị thầu không phải là thành viên của Tập đoàn với tổng giá trị gói thầu là 2.000 tỷ đồng. Tổng công ty Sông Đà thì bán dự án Nam An Khánh, không có hạ tầng cho Sudico không đúng quy định, thu trái phép 155 tỷ đồng.
 
Ông lớn khác là Tổng công ty lắp máy Lilama trong quá trình hợp tác làm tổng thầu dự án nhiệt điện cho EVN đã chi tới 501 tỷ đồng chi phí nhiên liệu chạy thử, dẫn đến phải hiệu chỉnh vượt giá trị quy định trong hợp đồng tổng thầu. EVN đã trả cho Lilama 167 tỷ đồng chi phí phục vụ nhiên liệu phát điện, không đúng hợp đồng.
 
Đáng lưu ý hơn là việc, nhiều "con cưng" của Nhà nước đã qua mặt Thủ tướng, tự ý quyết việc chi tiêu, sử dụng tiền vốn không đúng quy định.
 
Theo quy định, tiền thu từ cổ phần hóa và lợi nhuận còn lại sau khi đã trích nộp 3 quỹ ở doanh nghiệp phải được nộp về Quỹ hỗ trợ và sắp xếp doanh nghiệp của Chính phủ. Thế nhưng, nhiều đơn vị, lâu nay được tiếng là tài chính dồi dào, có lợi nhuận cao lại tỏ ra "lơ là" vấn đề này.
 
Thanh tra Chính phủ liệt kê, PVN chậm nộp số tiền, cả gốc và lãi về Quỹ này tới 2.299 tỷ đồng, Viettel cũng chậm nộp vào Quỹ dịch vụ công ích số tiền tới 924 tỷ đồng và 30,8 tỷ thu về cổ phần hóa. Vinachem ngoài việc chậm nộpvề Quỹ trên 4,56 tỷ đồng, còn tự ý bổ sung 404 tỷ đồng tăng vốn điều lệ khi chưa được Thủ tướng chấp thuận. Tương tự, Tổng công ty Sông Đà cũng tự ý sử dụng tới 468 tỷ đồng để tăng vốn trong khi đáng lẽ phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.
 
Theo cơ quan thanh tra, với vai trò đại diện chủ sở hữu Nhà nước, công ty mẹ các Tập đoàn, Tổng công ty đã buông lỏng quản lý nên dẫn tới tình trạng các công ty con, công ty thành viên mang tiền Nhà nước đi đầu tư ngành ngoài, đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro rồi dẫn đến làm ăn thua lỗ, mất vốn.
 
Trong khi đó, Hội đồng thành viên các Tập đoàn, Tổng công ty được giao quyền quá lớn, như việc có thể quyết định đầu tư dự án có giá trị tới 50% tổng tài sản doanh nghiệp. Chính vì việc giao quyền quá lớn mà  không đi đôi với nghĩa vụ trách nhiệm cụ thể cộng với tư duy nhiệm kỳ, cơ chế giám sát của Nhà nước lỏng lẻo nên đã xảy ra tình trạng "đụng đâu cũng có vấn đề" như trên.
.

VEF