Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201402/ban-giao-luoi-dien-nong-thon-dung-dau-cung-vuong-454853/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201402/ban-giao-luoi-dien-nong-thon-dung-dau-cung-vuong-454853/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bàn giao lưới điện nông thôn: Đụng đâu cũng vướng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 25/02/2014, 08:08 [GMT+7]

Bàn giao lưới điện nông thôn: Đụng đâu cũng vướng

(Congannghean.vn)-Theo quy định, lưới điện hạ áp nông thôn trước đây do các xã quản lý nay đều phải bàn giao về cho Công ty điện lực. Chủ trương đã có từ lâu nhưng đến nay trên địa bàn Nghệ An tiến độ vẫn còn rất chậm, vẫn còn 108 xã chưa chịu bàn giao. Theo Thông tư 06 của Liên Bộ Tài chính và Công thương, các xã bàn giao sẽ được nhận lại tiền hoàn vốn đầu tư xây dựng hệ thống điện trên địa bàn, nhưng đến nay các xã vẫn chưa được nhận tiền dù đã bàn giao từ năm 2009.
 
Kỳ I: Dân bức xúc vì chưa được nhận tiền đền bù
 
Theo Thông tư 06, khi bàn giao lưới điện nông thôn, ngành điện và chính quyền xã sẽ kiểm tra và định giá hệ thống lưới điện do người dân đóng góp rồi lập phương án đền bù. Hiện nay, đã có tới 311 xã bàn giao lưới điện và có tới 42.000 hồ sơ nhưng chưa có xã nào được đền bù.
 
Bức xúc vì không có điện nên năm 1991, nhân dân xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp đã tự góp tiền, dựng cột, kéo điện về nhà. Hàng năm, nhân dân lại tiếp tục đóng góp để tu bổ đường dây, thay cột tre sang cột gỗ, cột bê tông. Có những gia đình phải đóng góp hàng triệu đồng mới có thể kéo được điện vào nhà. Thực hiện đúng chủ trương, năm 2010, xã tiến hành lập hồ sơ bàn giao cho Công ty Điện lực Nghệ An. Tại biên bản bàn giao, hai bên đã đo đạc, kiểm đếm được 52.000 m đường dây 0,4 kV. Thế nhưng, mãi đến tháng 6/2013, ngành điện mới có thông báo giá trị tiếp nhận hơn 400 triệu đồng và đề nghị UBND xã Nghĩa Xuân lập hồ sơ hoàn trả để trình Tổng Công ty Điện lực miền Bắc xét duyệt và trình Hội đồng định giá tỉnh phê duyệt. Oái oăm là, muốn thanh toán tiền, các xã phải có hồ sơ gốc thể hiện số tiền đã đầu tư thì mới có thể quyết toán. Hệ thống lưới điện các xã đều đã xây dựng hàng chục năm, tiền do dân đóng góp thì kiếm đâu ra hồ sơ gốc, người dân vẫn chẳng thể lấy lại được tiền mình đã góp. Một cán bộ xã Nghĩa Xuân bức xúc: “Không có chứng từ gốc nên chúng tôi không thể thanh toán, vậy là ngành điện có được hệ thống điện do nhân dân tốn công, tốn của đầu tư mà chẳng phải đền bù. Rõ ràng đây là cách làm khó cho chính quyền và người dân”.
 
Theo số liệu từ Công ty Điện lực Nghệ An, tính đến ngày 31/12/2013, đã tiếp nhận hệ thống lưới điện tại 311 xã, số hồ sơ tiếp nhận là 42.000 bộ, tiếp nhận 17,67 km hệ thống đường dây trung áp, 7.134 km đường dây hạ áp và các tài sản khác có trị giá 127,84 tỷ đồng. Trong tổng số tài sản này thì có tới 101,5 tỷ đồng là vốn người dân đóng góp, 26 tỷ đồng là vốn do các dự án đầu tư.
 
 
Hệ thống lưới điện do người dân xây dựng nên chưa được hoàn vốn
Hệ thống lưới điện do người dân xây dựng nên chưa được hoàn vốn
Tại Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BCT-BTC ngày 3/2/2010, hướng dẫn giao, nhận và hoàn trả vốn đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn đã nêu rõ: “Căn cứ quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các công ty điện lực nhận bàn giao công trình lưới điện hạ áp nông thôn nào thì thực hiện hoàn trả trực tiếp cho bên có công trình lưới điện bàn giao theo hồ sơ nhận bàn giao. Đối với các công trình lưới điện hạ áp nông thôn do huy động vốn góp của dân thì Công ty Điện lực chuyển tiền cho UBND xã nơi có công trình lưới điện hạ áp nông thôn bàn giao để UBND xã hoàn trả cho từng người dân có góp vốn. Việc hoàn trả vốn cho các chủ đầu tư thực hiện chia đều trong 3 năm kể từ năm 2010 đến hết năm 2012. Kết thúc việc hoàn trả vốn trước ngày 31/12/2012”.
 
Nhưng chẳng hiểu sao, mãi đến ngày 27/6/2013, Công ty Điện lực Nghệ An mới có Văn bản số 1055/PCNA-P2 gửi các chủ tài sản thuộc đối tượng hoàn trả về việc lập hồ sơ hoàn trả vốn lưới điện hạ áp nông thôn đã bàn giao cho ngành điện. Tiếp đó, Công ty Điện lực Nghệ An lại có công văn đốc thúc các xã hoàn thành hồ sơ chậm nhất trước ngày 20/7 để trình UBND tỉnh thẩm định. Vậy là ngành điện lại tiếp tục làm khó các xã trong việc gấp rút hoàn thiện hồ sơ. Đến nay, đã có 42.000 bộ hồ sơ nhưng chưa có bất cứ bộ hồ sơ nào được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc xét đền bù vì thiếu chứng từ gốc. Rõ ràng, hệ thống điện là  công trình của dân, hơn nữa lại được đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhiều lần, cách đây khoảng 20 năm nên không có địa phương nào còn có đủ hồ sơ quyết toán theo yêu cầu.
 
Ngày 12/2/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 21 về giá bán điện năm 2009 - 2010 - 2012, trong đó Khoản 2, Điều 4 nêu rõ: “Các tổ chức điện nông thôn bàn giao cho Điện lực tiếp nhận đầu tư, nâng cấp, bán điện trực tiếp đến người dân nông thôn”. Với quy định này thì người dân được hưởng lợi khi được mua điện giá gốc và ngành điện cũng được lợi khi không phải mất phí cho các tổ chức quản lý cấp xã. Muốn bán điện đến tận hộ dân thì ngành điện phải xây dựng, duy tu và bảo dưỡng đường dây, muốn sử dụng lại đường dây người dân đã đầu tư thì phải mua lại của dân. Rõ ràng, ngành điện đã mua, đã lập hồ sơ đền bù nhưng vẫn chưa chịu trả tiền với lý do chứng từ gốc. Cách mua bán này chẳng khác nào bà nội trợ ra chợ xóm mua bó rau rồi đòi hóa đơn đỏ của người bán hàng thì mới trả tiền.
 
Rõ ràng, các ngành đang làm khó chính quyền địa phương trong việc xét duyệt chi trả tiền đầu tư hệ thống lưới điện cho dân, dẫn đến một số xã không chịu bàn giao lưới điện. Ngành điện cũng gặp khó trong việc tiếp nhận cơ sở vật chất khi người dân chưa đồng tình, chưa chịu bàn giao số tài sản họ đã đầu tư.
.

Ngọc Hùng