Kinh tế xã hội

Tăng tốc năm Ngựa, vững tin thành công

09:03, 16/02/2014 (GMT+7)
Năm Giáp Ngọ 2014 được giới doanh nhân Việt Nam đón nhận với niềm tin ‘mã đáo thành công', khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.   
 
Không ngán khó khăn
 
Bất động sản trầm lắng cùng với việc giải ngân trì trệ gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội trong năm qua dường như không làm nản lòng các nhà đầu tư lĩnh vực này.
 
Đầu năm mới, Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà và đô thị (HUD) đã cùng Bộ trưởng Xây Dựng Trịnh Đình Dũng khởi động năm mới bằng “Tết trồng cây” ở khu đô thị mới Đại Lâm- Đại Thịnh 2 thuộc huyện Mê Linh, TP Hà Nội.
 
Ngày xuân, thói quen của nhiều người dân là “hái lộc”, mang cây về nhà, còn với ông chủ ngành xây dựng, BĐS thì Tết trồng cây của Bác Hồ cũng chính đi gieo lộc để có ngày hái quả thành công.
 
Giao lộc ngày xuân, BĐS chờ ngày hái quả thành công
Giao lộc ngày xuân, BĐS chờ ngày hái quả thành công
Nơi về dự án rộng hơn 55h mới được san lấp mặt bằng, lãnh đạo của HUD chia sẻ, tương lai, nơi này sẽ mọc lên 10 khối nhà chung cư cao 9 tầng dành cho khách hàng là người có thu nhập thấp. Với tổng vốn 750 tỷ đồng, dự án sẽ cung cấp cho người dân Thành phố thêm 1.696 căn hộ, diện tích căn hộ từ 30,2m2 đến 69m2.
 
Dự án sẽ khởi công vào quý II năm nay, góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở cho người dân thành phố. Vị này cho hay, để đảm bảo một mức giá hợp lý, dự án sẽ hoàn toàn sử dụng vật liệu trong nước với chất lượng tốt, chi phí thấp.
 
Nhìn về 2014, lãnh đạo của HUD lạc quan, với những chính sách giải ngân gói 30.000 tỷ được tháo gỡ thì thị trường chắc chắn sẽ ấm lên, đặc biệt là ở phân khúc nhà cho người thu nhập thấp.
 
Một lĩnh vực khác cũng đã trải qua nhiều chật vật và cạnh tranh khốc liệt trong năm qua là sản xuất phân bón, cũng nhận được cái nhìn lạc quan.
 
“Cung đã vượt cầu khi có nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động ổn định đã đẩy công suất sản xuất phân bón lên tới 2,6 triệu tấn, dư tới 600 ngàn tấn so với nhu cầu. Chưa kể, hàng Trung Quốc cũng lấn át mạnh khi có từ 300-400 ngàn tấn phân ure/năm nhập vào Việt Nam. Theo dự báo, giá thế giới năm 2014 giảm sâu phân ure đến tận 2017, mức giảm giá tới 20%”, ông Dương Trí Hội, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí đã tóm lược những khó khăn phải đối mặt.
 
Hồ hởi những đơn hàng xuất khẩu
Hồ hởi những đơn hàng xuất khẩu
Tuy nhiên, vị Phó tổng tuổi Ngựa này rất lạc quan: “Có thể, năm 2014 khó khăn hơn. Nhưng đặc trưng của người Việt là càng khó khăn thì càng có sự sáng tạo và chúng tôi đã có hàng loạt giải pháp để đảm bảo cho thành công của mình...”.
 
Có lẽ nhờ đó mà ông Cao Hoài Dương, TGĐ của công ty này quả quyết: “Chúng tôi không ngán khó khăn! Chúng tôi chấp nhận cuộc cạnh tranh khắc nghiệt này”.
 
Còn ông Nguyễn Duy Khuyến, Công ty Supe Phốt phát hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ lại luôn cười sảng khoái thì nhìn về năm 2014.
 
Ông tự tin: “Trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay chỉ có chất lượng và uy tín mới giúp doanh nghiệp trụ vững. Nếu chúng ta làm không tốt, người tiêu dùng sẽ lựa chọn sảm phẩm khác. Không dễ gì lừa người nông dân, sản phẩm không tốt, thương hiệu thấp thù có bán giá rẻ chưa chắc đã cạnh tranh được”, ông Khuyến nhấn mạnh.
 
Mong một sân chơi bình đẳng
 
Ông Phạm Hồng Phú, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Cao su miền Nam rất sung sướng với cho mẻ lốp xe Radial toàn thép của công ty vừa ra lò suôn sẻ.
 
“Đây là lô sản phẩm đầu tiên của dự án 1 triệu lốp xe Radial của công ty. Những chiếc lốp này đẹp hơn hàng của Trung Quốc rất nhiều. Chúng tôi mới sản xuất thử nghiệm, tới quý II sẽ bắt đầu kinh doanh thương mại”, ông Phú nói.
 
Nhìn về năm 2014, ông Phú đầy tự tin, “để trở thành doanh nghiệp tầm cỡ khu vực, chúng ta phải có ít nhất xuất khẩu được 50% và ngày càng phải tăng tỷ lệ này lên. Xuất khẩu sẽ là lối mở cho chúng ta nâng cao năng lực cạnh tranh, tầm vóc doanh nghiệp”.
 
Sản xuất phân bón vẫn nhộn nhịp ngày Tết
Sản xuất phân bón vẫn nhộn nhịp ngày Tết
Trong hàng loạt thách thức và khó khăn, chỉ có một vấn đề khiến ông Phú e ngại chưa kiểm soát được. Đó là cơn lốc bán phá giá thị trường của hàng Trung Quốc.
 
“Với sản lượng lớn và cùng loại, lốp xe Trung Quốc chỉ bán với giá bằng 50% giá thành. Trong một sân chơi bất bình đẳng như vậy, cơ quan quản lý cần có biện pháp, xây dựng rào cản kỹ thuật để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Chỉ cần cạnh tranh bình đẳng là các doanh nghiệp lốp xe Việt Nam có thể thắng được.
 
Không được thuận lợi may mắn như những doanh nhân trên, ông Trần Thanh Văn, Tổng giám đốc Công ty Pin ắc quy Việt Nam vẫn lo lắng lớn khi nói về năm 2014.
 
Ông cho biết, thị trường phục hồi chậm, tồn kho cao,sức mua yếu, cung vượt cầu, cạnh tranh khốc liệt với FDI và các nhà sản xuất mới gia nhập thị trường và hàng nhập khẩu.
 
“Chúng tôi bị cạnh tranh lớn bởi các công ty Nhật Bản. Hiện nay, nút thắt khó mà chúng tôi cần tiếp tục giải quyết là giảm giá thành các sản phẩm như pin acquy xe điện… nếu không, rất khó cạnh tranh khi xuất khẩu”, ông Văn nói.
 
Ngoài ra, theo ông Văn, thách thức lớn nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đối sách lớn là khả năng Việt Nam sẽ ký kết TPP. Khi đó, ta sẽ phải cạnh tranh song phẳng với các nhà sản xuất pin hàng đầu trên thế giới từ Nhật, Mỹ, Hàn Quốc là thành viên của TPP và có nguy cơ thua ngay trên sân nhà.
 
Tuy nhiên, để tồn tại, DN sẽ phải tăng cường khả năng cạnh tranh trong nước, từng bước hướng ra xuất khẩu để mở rộng thị trường. Ngoài ra, để phát triển ổn định và thành công thì việc nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới, công nghệ mới sẽ có tính quyết định. .
 
Theo GS Nguyễn Mại, tinh thần DN đã rất sẵn sàng nhưng để mã đáo thành công thì năm 2014, Chính phủ cần có những giải pháp hỗ trợ tích cực, đúng địa chỉ, nhân rộng mô hình thành công ở các doanh nghiệp.
 
“Làm sao để sau khi hỗ trợ, từ những doanh nhân trẻ biến thành những đại gia kinh tế thực thụ; những DN nhỏ phát triển thành những thương hiệu lớn đáng tự hòa của DN Việt Nam”, ông nói.

VEF

Các tin khác