Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201302/26282-cong-trinh-sang-tao-phong-va-xu-ly-ong-boc-bay-392544/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201302/26282-cong-trinh-sang-tao-phong-va-xu-ly-ong-boc-bay-392544/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Công trình sáng tạo “Phòng và xử lý ong bốc bay” - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 21/02/2013, 13:08 [GMT+7]
26282

Công trình sáng tạo “Phòng và xử lý ong bốc bay”

Tuy nhiên có một thực tế khiến nhiều người nuôi ong băn khoăn, lo lắng là ong hay bốc bay (ong bỏ tổ mà đi). Nếu người nuôi ong không phát hiện ra và không có phương pháp đề phòng, xử lý đúng kỹ thuật thì mất đàn ong ngay lập tức, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.
 
Tân Kỳ là huyện có tiềm năng, thế mạnh về nuôi ong mật bởi điều kiện về môi trường không khí và tiếng ồn ở vùng đất này gần như chưa bị ô nhiễm. Những năm qua, nghề nuôi ong mật tại Tân Kỳ đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp vào thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung của huyện.
 
Do đó, Tân Kỳ đang phấn đấu đến năm 2015, sẽ phát triển tổng đàn ong lên gấp 5 lần hiện nay với khoảng 25.000 đàn ong nuôi ở hộ gia đình. Theo ông Trần Tử Bá - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Tân Kỳ cho biết: Hiệp hội nuôi ong (thuộc Hội Làm vườn quản lý) thành lập cách đây 2 năm, mỗi xã, thị có một chi hội nuôi ong.
 
Người nuôi ong cần nắm rõ phương pháp kỹ thuật nuôi để tránh hiện tượng “ong bốc bay”
 
Đến nay, hiệp hội đã có hơn 800 hội viên nuôi ong lấy mật, với tổng số hơn 4.000 đàn ong. Sản lượng mật mỗi năm khá lớn, 1 tổ ong mỗi năm quay được 10 chai mật, vậy là mỗi năm Tân Kỳ sản xuất được khoảng 40.000 chai mật ong. Giá bán loại chai 0,65 lít giá 200.000 đồng/chai. Như vậy, mỗi năm nghề nuôi ong ở Tân Kỳ thu về khoảng 6 tỷ đồng. Đây thật sự là con số đáng quý, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người dân tại vùng quê này.
 
Tuy nhiên, có một thực tế đáng quan tâm là đã có không ít gia đình nuôi ong mật tại Tân Kỳ thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do hiện tượng “ong bốc bay”. Hiện tượng này được hiểu là sự bỏ tổ ra đi của toàn bộ đàn ong. Đây là một bản tính tự nhiên đã được hình thành trong quá trình hoạt động của loài ong nhằm để bảo tồn nòi giống.
 
Cũng có nhiều trường hợp ong bốc bay một cách tự nhiên do bị kích động của đàn ong khác bên cạnh hoặc do tập quán thay đổi nơi cư trú của loài ong. Ngoài ra, ong bốc bay còn do sai sót về kỹ thuật của người nuôi, công tác phòng chống bệnh cho ong không đảm bảo. Do ong bốc bay nên đàn ong phát triển lệ thuộc vào số đàn bắt lại được, năng suất và sản lượng mật sẽ giảm đi rất nhiều, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Do đó nếu người nuôi ong không phát hiện ra và không có phương pháp đề phòng, xử lý đúng kỹ thuật thì mất ngay đàn ong trong phút chốc.
 
Từ thực tế trên, ông Lê Kim Tiêu cùng các cộng sự trong Hội làm vườn huyện Tân Kỳ đã dày công nghiên cứu, cho ra đời Công trình sáng tạo khoa học và công nghệ “Biện pháp đề phòng và xử lý ong bốc bay trong nghề nuôi ong hộ gia đình”. Công trình cho thấy, người nuôi ong phải nắm chắc các biện pháp đề phòng hiện tượng ong bốc bay. Phải chăm sóc đàn ong (đặc biệt là ong chúa) khỏe mạnh, giữ đàn ong luôn đủ thức ăn.
 
Trong thời kỳ ong ổn định cần điều chỉnh thế đàn, để các đàn được đồng đều. Kết thúc quay mật đúng lúc, sau khi quay mật vòng cuối nếu thiếu mật phải cho ong ăn đến vít nắp. Đề phòng và xử lý bệnh kịp thời cho ong, khi xử lý nên mạnh dạn loại bỏ các cầu bị bệnh nặng, không được làm dập nát con có bệnh sẽ gây nhiễm mùi trong tổ ong chúa và đàn ong cũng có thể bỏ tổ mà đi.
 
Đặt tổ ong đúng quy cách để làm cho đàn ong ổn định, chú ý để ong nơi yên tĩnh, không bị chấn động mạnh, không bị va quệt, đổ vỡ thùng ong, không bị nhiều đàn ong khác chèn ép và cạnh tranh nhau. Đặc biệt, không được kiểm tra, quấy đảo đàn ong quá nhiều, đặc biệt là lúc nguồn hoa khan hiếm.
 
Phải chú ý chống nóng, chống lạnh cho ong thật đảm bảo, khi kiểm tra không được để cầu con bị phơi nắng về mùa hè, bị lạnh về mùa đông. Phát hiện và tiêu diệt ong chần, ong vò vẽ và các loại côn trùng địch hại khác thường xuyên. Đề phòng và xử lý ong ăn cướp mật của nhau.
 
Khi phát hiện đàn ong có dấu hiệu bốc bay, người nuôi phải tiến hành xử lý các bước: Thứ nhất, nhanh chóng lấy nón bắt ong trùm lưới kín trước cửa tổ. Thứ hai, đối với trường hợp ong đã bay ra đang lượn trên trời thì dùng đất bột, cát, nước, tung lên đàn ong đang bay hoặc dùng sào có quấn giẻ ở đầu khua vào chỗ nhiều ong nhất, ong sẽ hạ độ cao, đậu lại cành cây.
 
Bắt ong chúa, cho vào rọ, đưa vào nón bắt ong, chờ cho đàn ong bu lại hết mang về treo gần chỗ tổ cũ, nơi râm mát. Sau đó kiểm tra đàn ong để tìm nguyên nhân vì sao ong bốc bay để xử lý đúng kỷ thuật. Tiếp theo chuyển thùng ong đến điểm mới để đàn ong tưởng đã bốc bay thành công nên không bốc bay nữa. Sau khi kiểm tra, nếu thấy ong đi lấy phấn nhiều chứng tỏ đàn ong đã ổn định, để yên tĩnh cho đến 2 - 3 ngày sau mới kiểm tra ong chúa. Nên cắt bớt 1/3 cánh ong chúa để phòng ong chia đàn hoặc bốc bay lần nữa.
 
Với công trình sáng tạo khoa học của Hội làm vườn tại Tân Kỳ về “Biện pháp đề phòng và xử lý ong bốc bay trong nghề nuôi ong hộ gia đình” sẽ giúp những người nuôi ong tránh được ong bốc bay để nuôi ong lấy mật thành công. Qua đó, từng bước đưa nghề nuôi ong mật ở Tân Kỳ cũng như các địa phương khác trong toàn tỉnh ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lê Hoa
.