Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201301/25811-loan-gia-thuoc-chua-benh-392884/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201301/25811-loan-gia-thuoc-chua-benh-392884/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
"Loạn" giá thuốc chữa bệnh - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 27/01/2013, 08:01 [GMT+7]
25811

"Loạn" giá thuốc chữa bệnh

Tại thời điểm này, thông tư mới về hướng dẫn đấu thầu thuốc đang được triển khai ở các cơ sở y tế trong cả nước. Một số bệnh viện đã áp dụng thông tư này để đấu thầu thuốc cho năm 2013.
 
Chưa có kết quả chính thức để thấy những chuyển biến từ thông tư mới này. Song những gì đã diễn ra trong năm 2010, 2011 và còn kéo dài tới thời điểm này trong đấu thầu thuốc cho thấy công tác quản lý giá thuốc còn quá nhiều bất cập.
 
Mỗi bệnh viện một giá
 
Theo kết quả đấu thầu thuốc vào bệnh viện năm 2011, thuốc Arginin 200mg trúng thầu vào Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới, Quảng Bình là 650 đồng/viên. Nhưng cùng loại thuốc này, giá trúng thầu vào Bệnh viện Trung ương Huế là 1.100 đồng/viên (chênh lệch 69,2%).
 
Cùng thuốc Arginin 200mg , năm 2011 có tới 110 biệt dược (tên gọi riêng do từng công ty đặt) trúng thầu vào các bệnh viện (tuyến TƯ) trong cả nước với các mức giá rất khác nhau.
 
Thuốc Arginin 200mg do công ty COPHAVINA-Việt Nam sản xuất trúng thầu vào viện Huyết học truyền máu Trung ương là 882 đồng/viên. Trong khi đó, cùng thuốc này nhưng do công ty cổ phần dược phẩm Phương Đông sản xuất lại có giá trúng thầu vào bệnh viện Chợ Rẫy lên tới 2.100 đồng/viên (gấp gần 3 lần).
 
Thậm chí, cùng một nhà sản xuất nhưng với 2 tên gọi khác nhau thì giá thuốc trúng thầu cũng không giống nhau. Thuốc Arginin 200mg (với tên gọi Tarvinin) của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (Hataphar) trúng thầu vào bệnh viện C Đà Nẵng với giá 1.400 đồng/viên. Nhưng cùng thuốc này, cùng Hataphar sản xuất, với tên gọi khác là Ibaliver thì giá trúng thầu vào bệnh bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là 1.750 đồng/viên.
 
Tương tự, thuốc Acarbose 50mg do Domesco sản xuất có giá trúng thầu vào Bệnh viện Hữu Nghị năm 2011 là 1.323 đồng/viên. Trong khi đó, cùng thuốc này, cùng nhà sản xuất, cùng hàm lượng, đường dùng, cùng số đăng ký nhưng giá trúng thầu vào bệnh viện ĐH Y Hà Nội là 1.890 đồng/viên.
 
Với thuốc ngoại, tình trạng tương tự cũng xảy ra. Thuốc Levofloxacine 500mg/100ml (có cùng nhà sản xuất Glenmark của Ấn Độ, cùng số đăng ký) nhưng giá trúng thầu ở Bệnh viện Hữu nghị VN-CuBa Đồng Hới là 95.000 đồng/chai, còn giá trúng thầu ở bệnh viện C Đà Nẵng là 120.000 đồng/chai.
 
Mỗi địa phương một giá
 
Không chỉ có tình trạng mỗi bệnh viện một giá mà tình trạng mỗi địa phương một giá cũng rất phổ biến. Thậm chí, có những địa phương có cùng điều kiện kinh tế xã hội và mô hình bệnh tật song giá thuốc trúng thầu đối với cùng một loại thuốc cũng khác nhau một trời một vực.
 
Có thể lấy ví dụ: Năm 2010, thuốc Cefotaxim 1g/lọ (cùng nhà sản xuất, cùng hàm lượng, dạng dùng) có giá trúng thầu tại Nam Định là 11.000 đồng/lọ, tại Hà Tĩnh là 10.000 đồng/lọ, tại Tuyên Quang 12.500 đồng/lọ. Nhưng tại Bắc Ninh, giá trúng thầu của thuốc này lên tới 27.000 đồng/lọ và tại Bắc Giang là 27.090 đồng/lọ (cao gấp gần 3 lần).
 
Cũng vì chênh lệch giá lớn nên tổng số chi phí chênh lệch giữa các địa phương cho việc mua thuốc là rất lớn. Trong khi tỉnh Nam Định chi 330 triệu đồng để mua 30.000 lọ Cefotaxim 1g/lọ thì Bắc Giang phải bỏ ra đến 812,7 triệu đồng cũng chỉ để mua số lượng tương tự.
 
Thuốc cùng chất lượng nhưng giá khách nhau
 
 Xét về công nghệ dược phẩm, Việt Nam được xếp cùng nhóm với các nước như Nga, Hy Lạp, Ai Len, Niu Di Lân, Phần Lan, Slovenia, Hungary, CuBa, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Achentina, Trung Quốc, Columbia, ... Trong đấu thấu thuốc, thuốc Việt Nam cũng thường đứng cùng nhóm với thuốc đến từ các quốc gia này.
Có thể lấy ví dụ: Thuốc Naltrexone 50mg do Danapha (Việt Nam) sản xuất có giá trúng thầu vào bệnh viện Bạch Mai là 25.000 đồng/viên. Cùng thuốc này do Sun Pharma của Ấn Độ sản xuất có giá trúng thầu (năm 2011) vào bệnh viện Bạch Mai với giá 23.300 đồng/viên (chênh nhau 1.970 đồng/viên).
Thuốc Meropenem 500mg (Pymepharco - Việt Nam sản xuất) có giá trúng thầu vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - CuBa Đồng Hới là 366.240 đồng/lọ. Trong khi đó, cùng thuốc này nhưng do Gentle Pharma Co., Ltd. Của Đài Loan sản xuất trúng thầu vào bệnh viện Chợ Rẫy với giá 405.000 đồng/lọ, của Ấn Độ sản xuất là 340.000 đồng/lọ (giá trúng thầu vào bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - CuBa Đồng Hới).
 Nhìn vào đây có thể thấy một loại thuốc có xuất xứ từ 3 nước tương đương nhau về công nghệ dược phẩm nhưng khác nhau nhiều về giá (chênh nhau từ 20.000-60.000 đồng/lọ). Nếu nhân với tổng số lọ được sử dụng cho bệnh nhân thì khoản tiền chênh này là một con số không nhỏ.
Tình trạng trên tiếp tục xuất hiện phổ biến trong công tác đấu thầu thuốc năm 2011. Có thể lấy ví dụ: thuốc Perabact của Sance (Ấn Độ) trúng thầu vào tỉnh Đồng Tháp là 18.000 đồng/hộp nhưng giá trúng thầu vào Cần Thơ là 30.000 đồng/hộp (chênh lệch 66,7%).
 
Đây chỉ là một vài loại thuốc được lấy "điểm" để làm ví dụ minh họa. Mỗi năm, mỗi bệnh viện đấu thầu hàng trăm loại thuốc, các bệnh viện lớn lên đến hàng ngàn loại (như bệnh viện Bạch Mai mỗi năm đấu thầu khoảng 12.000 mặt hàng thuốc).
 
 
Do đó, nếu để tình trạng như trên tái diễn thì quỹ BHYT phải chi trả một khoản tiền khổng lồ không đáng có chỉ vì những bất cập trong quản lý giá thuốc đấu thầu. Điều này ảnh hưởng trực tiêp đến quỹ BHYT cũng như quyền lợi chính đáng của người bệnh.
 
Theo lý giải của các bệnh viện và của các Sở Y tế, giá thuốc trúng thầu ở các bệnh viện cũng như các địa phương có sự khác nhau là vì các đơn vị trên đều áp dụng hình thức đấu thầu riêng lẻ (đặc biệt là tại các bệnh viện tuyến Trung ương). Việc đấu thầu thuốc riêng lẻ từng tại từng bệnh viện hiện nay rất dễ nảy sinh tiêu cực và không thể tránh khỏi tình trạng mỗi nơi một giá.
 
Ngoài đấu thầu đơn lẻ, hiện còn 2 hình thức đấu thầu khác là đấu thầu tập trung và đấu thầu đại diện, trong đó hình thức đấu thầu tập trung được coi là có ít "lỗ thủng" nhất. Để khắc phục tình trạng trên, BHXH Việt Nam đã thí điểm đấu thầu tập trung tại một số tỉnh thành. Hiện nay, có 40 tỉnh, thành phố thực hiện đấu thầu tập trung, 10, tỉnh thành phố thực hiện đấu thầu đại diện và 13 địa phương đấu thầu theo hình thức đơn lẻ.

VEF
.