Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201301/25805-bi-hai-nhung-kieu-doi-no-cua-nong-dan-392888/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201301/25805-bi-hai-nhung-kieu-doi-no-cua-nong-dan-392888/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bi hài những kiểu đòi nợ của nông dân - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 26/01/2013, 08:29 [GMT+7]
25805

Bi hài những kiểu đòi nợ của nông dân

Đi đòi nợ để trốn nợ
Đã mấy tháng nay, những người dân là chủ nợ của nhà máy sản xuất cồn Ethanol Đại Tân (Đại Lộc, Quảng Nam, do Công ty Cổ phần Đồng Xanh là chủ đầu tư) lo lắng vì không đòi được nợ từ Nhà máy để thanh toán cho người nông dân. Chính họ cũng bị bà con nông dân đòi nợ ráo riết nên phải bỏ tất cả công ăn việc làm, xuống trước cổng nhà máy dựng lều, cắm chốt để đòi nợ nhà máy thanh toán tiền bán sắn. Đồng thời, họ cũng làm đơn xin tạm trú với chính quyền địa phương như một cách để trốn nợ.
 
Nhưng khổ nỗi, Nhà máy đóng cửa, chủ nợ cũng không gặp được con nợ là ban giám đốc của nhà máy. Họ nằm vạ nằm vật trước cổng Nhà máy cả mấy tháng cũng chả ăn thua gì.
 
Có chủ nợ đã bị Nhà máy cồn Đại Tân nợ tới hơn 2 tỷ đồng. Giờ họ không dám về quê vì về thì lấy tiền đâu để thanh toán lại tiền mua sắn cho bà con nông dân. Một số chủ nợ buộc phải cầm cố nhà cửa, xe ôtô để thanh toán nhưng vẫn không đủ.
 
Những chủ nợ này cho biết, việc buôn bán sắn lát khô cho Nhà máy lời lãi chẳng bao nhiêu. Nhưng giờ Nhà máy không chịu trả nên đều lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Được biết, tiền mặt và các tài sản có giá trị khác của Công ty Cổ phần Đồng Xanh hiện đều thuộc về ngân hàng. Như vậy trên giấy tờ, người dân thắng nhưng thực chất sẽ không lấy lại được tiền. Còn hàng chục chủ nợ cho hay, họ sẽ tiếp tục mắc võng ngủ trước Nhà máy cho đến khi nào lấy được tiền.
 
Các chủ nợ mang xe tải án ngữ trước cổng nhà máy cồn Đại Tân để đòi nợ
 
Vào tù vì phá doanh nghiệp đòi nợ
2 người nông dân bán cá tại Cần Thơ đã vướng vào vòng lao lý khi đập phá tài sản, lấy đi nhiều thiết bị máy móc của một doanh nghiệp tại Sóc Trăng để trừ nợ.
 
Ngày 11/12/2012, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã phê chuẩn truy tố 2 người nông dân là Phạm Thị Mai (SN 1971) về hành vi “cưỡng đoạt tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản” và Võ Thanh Tùng (SN 1980), về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”. Cả hai đều trú tại quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ. Họ mắc tội khi đi đòi nợ tiền cá.
 
2 người nông dân trên đã bị doanh nghiệp tư nhân Vạn Hưng (đóng tại Thị xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) nợ tiền cá nhiều tỷ đồng.
Theo cơ quan điều tra, vào cuối năm 2009, bà Phạm Thị Mai hùn vốn nuôi thủy sản với ông Nguyễn Văn Liền để bán cá cho DNTN Vạn Hưng – người đại diện là Khưu Chí Thức, Phó giám đốc. Thương vụ bán cá cho doanh nghiệp này của ông Liền và bà Mai lên đến gần 5 tỷ đồng. Và số tiền DNTN Vạn Hưng còn nợ họ là 1 tỷ 630 triệu đồng. Ông Liền giao cho bà Mai đi thu hồi nợ.
 
Ngày 20/1/2011, bà Mai đặt vấn đề mua lại DNTN Vạn Hưng với giá 5 tỷ đồng. Và 2 lãnh đạo DN này là Huỳnh Dù Táng và Khưu Chí Thức đã đồng ý bán. Mục đích của bà Mai là để trừ tiền nợ cá, sau nhiều năm đi thu hồi nợ bất thành.
 
Bà Phạm Thị Mai trong phiên tòa xét xử đòi nợ tiền cá
 
Theo hợp đồng, ngày 17/2/2011, bà Mai đến DNTN Vạn Hưng để làm thủ tục sang tên đổi chủ. Song lãnh đạo DN này đã “lật kèo” và bà Mai đã không kiềm chế được nổi tức giận. "Bà Phạm Thị Mai đã dùng đã ném vào trụ sở doanh nghiệp làm vỡ 1 cửa kính văn phòng và 2 cửa kính nhà xưởng rồi bỏ đi”, kết luận điều tra ghi.
 
Từ đó đến tháng 3/2011, bà Mai đã cho người vào DNTN Vạn Hưng tháo gỡ nhiều máy móc thiết bị sản xuất, đập bờ tường và chuyển nhiều tài sản khác ra ngoài để bán lấy được hàng tỷ đồng. Cũng trong thời gian này, một chủ nợ khác là anh Võ Thanh Tùng cũng đến DNTN Vạn Hưng để đòi tiền cá. Tùng đã thuê xe tải, cùng 6 người khác vào DN này để lấy đi nhiều tài sản có giá trị khoảng trên 70 triệu đồng. Khi thấy tình cảnh DN này bị phá sản, nhiều người đập phá nhà máy lấy đi để trừ nợ.
 
Nông dân dọa uống thuốc độc đòi nợ đại gia
Vụ nông dân bủa vây đòi nợ Công ty Cổ phần thủy sản Bình An (Bianfishco) vào tháng 8 năm vừa qua gây xôn xao dư luận. Vụ việc khiến UBND TP. Cần Thơ phải gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ xung quanh các vấn đề liên quan.
 
Nông dân bủa vây biệt thự của đại gia Diệu Hiền để đòi nợ
 
Hàng chục nông dân miền Tây đã bủa vây cổng biệt thự của nữ đại gia thủy sản Phạm Thị Diệu Hiền tới nửa tháng để đòi nợ tiền cá. Ở bên ngoài, những nông dân khác vẫn liên tục dùng loa phóng thanh yêu cầu ông Trần Văn Trí (Tổng Giám đốc Công ty CP thủy sản Bình An) và bà Diệu Hiền phải trả nợ và không được trốn tránh.
 
Trong nhiều cách để đòi nợ, có nông dân đã nghĩ đến chai thuốc độc để “hai bên cùng chết”. Vợ ông Trần Văn Hớn (57 tuổi) ở phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt (Cần Thơ) bảo rằng nếu đến đường cùng, tức không đòi được nợ của Công ty cổ phần Thủy sản Bình An, thì bà cùng chồng con uống thuốc độc tự tử. Ông Hớn cho biết, ngoài số cá tra của gia đình nuôi hơn một năm trước, bà Diệu Hiền còn nhờ vợ con ông mua cá của hàng chục nông dân để đưa về nhà máy thủy sản Bình An. Sau khi giao cá không thấy Công ty Bình An trả tiền. Vì thế, cả nhà ông lâm vào cảnh nợ nần phải bán hết đất đai, xe du lịch trả nợ, lâm vào cảnh khốn cùng.
 
Rơi vào hoàn cảnh tương tự như gia đình ông Hớn, anh Trần Huy Bình tuyên bố nếu Công ty Bình An không trả nợ thì sẽ bật nắp chai thuốc trừ sâu cho cả nhà cùng chết. Là chỗ thân tình, gia đình anh Bình đã cho công ty của bà Hiền vay khoảng 21 tỷ đồng. Nhưng đến ngày 1/6/2012, sau những áp lực rất lớn từ phía nông dân, dư luận báo chí, ông Trí mới đứng ra trả 200 triệu đồng cho gia đình anh. Nhưng số tiền này không đủ để anh đóng lãi vay hàng tháng
 
Còn bà Huỳnh Thị Ngộ (ở Ninh Kiều, Cần Thơ) bị Công ty Bình An nợ khoảng 38 tỷ đồng. Bà Ngộ đã cùng nhiều chủ nợ khác “cắm trại” trước cổng biệt thự của vợ chồng ông Trí để đòi tiền với tuyên bố “không đòi được nợ sẽ không về”.

VEF
.