Hãng hàng không Jetstar Pacific vừa xác nhận thông tin này. Được biết, người phụ nữ này vào TP.HCM để chữa bệnh, đang trên đường về quê ở Hải Phòng. Trước đó, trong quá trình làm thủ tục, nữ hành khách trên có biểu hiện bị sốt. Nhân viên tại sân bay đã yêu cầu hành khách kiểm tra sức khỏe và có giấy xác nhận của bác sĩ trước khi ký giấy miễn trừ trách nhiệm để lên máy bay.
Tuy nhiên, sau khi máy bay bay được 1 tiếng thì hành khách có những biểu hiện nguy kịch. Ngay lập tức, người thân của bệnh nhân đi cùng chuyến bay đã phối hợp với nhân viên Jetstar Pacific tiến hành các biện pháp cấp cứu, nhưng nạn nhân không qua khỏi.
Sau khi sự việc xảy ra, Jetstar Pacific đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng tại sân bay Cát Bi để triển khai các công việc, thủ tục theo quy định và hỗ trợ gia đình hành khách.
Đây không phải là lần đầu tiên có hành khách bị đột tử khi đi máy bay. Trước đó, một nam hành khách 50 tuổi cũng gục ngay tại ghế chuyến bay VN318 của Vietnam Airlines từ Đà Nẵng đi Hà Nội lúc 22h ngày 7/8/2010, khi máy bay đang khởi động để chuẩn bị cất cánh. Chuyến bay đã bị ngừng để đưa hành khách đi cấp cứu, song, vị khách này đã chết. Đây là chủ một doanh nghiệp tại Hà Nội. Nguyên nhân được xác định là do nạn nhân bị bệnh tim.
Trên thực tế, Hiệp hội Vận chuyển hàng không Mỹ (ATAA) và Hiệp hội y học Mỹ (AMA) đã thống nhất danh sách các bệnh tật mà hành khách mắc phải không được phép hoặc nên hạn chế đi trên các chuyến bay thương mại (trừ các chuyến bay y tế).
Đó là những bệnh sau:
- Các bệnh liên quan đến tim mạch như suy tim mất bù; suy tim nặng; có bệnh van tim; nhồi máu cơ tim; đau thắt ngực (do thiếu máu cơ tim); mới bị tắc mạch máu hoặc tai biến mạch máu não, huyết áp cao.
- Các bệnh của đường hô hấp: liên quan đến hầu họng (viêm xoang dị ứng hoặc viêm xoang nhiễm khuẩn); hen phế quản; lao phổi, viêm phổi.
- Các bệnh về máu như thiếu máu nặng; bệnh có nguy cơ rất cao gây chảy máu.
- Các bệnh nhân mới trải qua phẫu thuật.
- Các bệnh thần kinh - tâm thần.
- Phụ nữ có thai hơn 8 tháng.
Tuy nhiên, sau khi máy bay bay được 1 tiếng thì hành khách có những biểu hiện nguy kịch. Ngay lập tức, người thân của bệnh nhân đi cùng chuyến bay đã phối hợp với nhân viên Jetstar Pacific tiến hành các biện pháp cấp cứu, nhưng nạn nhân không qua khỏi.
Sau khi sự việc xảy ra, Jetstar Pacific đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng tại sân bay Cát Bi để triển khai các công việc, thủ tục theo quy định và hỗ trợ gia đình hành khách.
Đây không phải là lần đầu tiên có hành khách bị đột tử khi đi máy bay. Trước đó, một nam hành khách 50 tuổi cũng gục ngay tại ghế chuyến bay VN318 của Vietnam Airlines từ Đà Nẵng đi Hà Nội lúc 22h ngày 7/8/2010, khi máy bay đang khởi động để chuẩn bị cất cánh. Chuyến bay đã bị ngừng để đưa hành khách đi cấp cứu, song, vị khách này đã chết. Đây là chủ một doanh nghiệp tại Hà Nội. Nguyên nhân được xác định là do nạn nhân bị bệnh tim.
Trên thực tế, Hiệp hội Vận chuyển hàng không Mỹ (ATAA) và Hiệp hội y học Mỹ (AMA) đã thống nhất danh sách các bệnh tật mà hành khách mắc phải không được phép hoặc nên hạn chế đi trên các chuyến bay thương mại (trừ các chuyến bay y tế).
Đó là những bệnh sau:
- Các bệnh liên quan đến tim mạch như suy tim mất bù; suy tim nặng; có bệnh van tim; nhồi máu cơ tim; đau thắt ngực (do thiếu máu cơ tim); mới bị tắc mạch máu hoặc tai biến mạch máu não, huyết áp cao.
- Các bệnh của đường hô hấp: liên quan đến hầu họng (viêm xoang dị ứng hoặc viêm xoang nhiễm khuẩn); hen phế quản; lao phổi, viêm phổi.
- Các bệnh về máu như thiếu máu nặng; bệnh có nguy cơ rất cao gây chảy máu.
- Các bệnh nhân mới trải qua phẫu thuật.
- Các bệnh thần kinh - tâm thần.
- Phụ nữ có thai hơn 8 tháng.
Nguồn: VEF
.