Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201201/17965-coi-chung-ngo-doc-vi-thuc-pham-luu-tru-399241/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201201/17965-coi-chung-ngo-doc-vi-thuc-pham-luu-tru-399241/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Coi chừng ngộ độc vì thực phẩm lưu trữ! - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 22/01/2012, 11:55 [GMT+7]
17965

Coi chừng ngộ độc vì thực phẩm lưu trữ!

Tủ lạnh không có tác dụng diệt khuẩn
Dịp Tết, nhiều gia đình có thói quen tích trữ lượng thực phẩm lớn trong tủ lạnh để dùng dần. Họ tỏ ra yên tâm vì tủ lạnh có nhiệt độ thấp, có thể bảo quản thực phẩm lâu. Tuy nhiên, các chuyên gia thực phẩm và dinh dưỡng cho biết thói quen này không những khiến hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm giảm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc cho cả gia đình.

Loại thực phẩm mà nhiều gia đình hay tích trữ hơn cả trong dịp Tết là thịt tươi (lợn, gà, bò), giò chả, rau xanh, … Hiện nay, các phiên chợ sau Tết họp rất sớm (thậm chí ngày mùng 1 Tết đã họp chợ, bán đầy đủ các loại thực phẩm, rau xanh như chợ ngày thường) nhưng việc tích trữ thực phẩm dường như đã trở thành một thói quen của người dân.

Phương án bảo quản mà các gia đình lựa chọn là cho thực phẩm vào tủ lạnh, hạ nhiệt độ thấp hơn mức hàng ngày vẫn bật để thực phẩm tươi lâu.
Việc tích trữ quá nhiều thực phẩm tươi sống trong những ngày Tết không những khiến hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm giảm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc cho cả gia đình

Bà Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Việc tích trữ thực phẩm trong thời gian dài ngày như thói quen lâu nay của các gia đình Việt Nam sẽ khiến hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm bị giảm. Để lâu trong tủ lạnh, thịt sống sẽ khó có thể tươi, ngon như bình thường.

Ngoài việc khiến hàm lượng dinh dưỡng giảm sút, việc tích trữ thực phẩm với lượng lớn trong thời gian dài còn có khả năng gây ngộ độc cho người dùng vì thực phẩm bị mốc, ôi thiu, …

Trên thực tế, việc tích thực phẩm nhiều đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Theo thống kê của Cục VSATTP, Bộ Y tế thì trong dịp Tết nguyên đán Tân Mão năm 2011 (từ 28 đến mùng 6 Tết) , cả nước xảy ra hơn 10.000 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có tới 60% vụ ngộ độc thực phẩm trong thời gian này xảy ra tại hộ gia đình.

Nguyên nhân là do các hộ đã tích trữ quá nhiều thức ăn trước Tết. Có những gia đình sau khi sử dụng thực phẩm để lâu trong tủ lạnh đã khiến cả nhà bị đau bụng, nôn mửa. Việc để lẫn lộn các loại thực phẩm sống – chín (làm sẵn, như giò chả chẳng hạn) cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan các loại vi khuẩn, gây ô nhiễm vi sinh vật.

Thống kê cho thấy thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật chiếm (50%) các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và thường gây ra những vụ ngộ độc thực phẩm hàng chục, hàng trăm người bị cùng một lúc do ăn cùng một loại thực phẩm chế biến.

Nếu là thực phẩm được chế biến từ thịt và các loại chế biến từ thịt (giò, chả, trứng, tiết canh lòng lợn ... ) thì vi khuẩn chủ yếu là E.coli, Staphylococcus aureus, clostridium ferfringens, Bacilus cereus, campylobacter jejuni, salmonella.

Các vi khuẩn này gây ra ngộ độc bởi nội độc tố của vi khuẩn. Các loại thực phẩm trên bị nhiễm khuẩn thường do thức ăn lưu trữ lâu, bảo quản không đủ độ lạnh, để quá hạn, quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm không sạch nhiễm bẩn từ các dụng cụ vật chứa và nguồn nước, thực phẩm nấu chưa chín, nấu lại nhiều lần.

Cục ATVSTP khuyến cáo, để đảm bảo VSATTP, điều quan trọng nhất là mỗi người dân và hộ gia đình cần nâng cao ý thức trong việc sử dụng thực phẩm. Người dân tuyệt đối không ăn thức ăn để lâu ngày, đồ ăn ôi thiu, mốc, thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn uống điều độ để đảm bảo sức khỏe.

Các biện pháp dự phòng ngộ độc thực phẩm ngày Tết:

- Không nên ăn quá no, uống quá nhiều trong một bữa và trong cả ngày

- Không nên chế biến nhiều thực phẩm, để tủ lạnh lâu và nấu lại nhiều lần.

- Không nên ăn nhiều thịt, loại thực phẩm rán, chiên có nhiều mỡ dầu, hạn chế thực phẩm có đường ngọt.

- Không nên uống nhiều loại nước ngọt, hạn chế tối đa uống rượu và bia.

- Thức ăn cần nấu chín, hạn chế rau sống

- Tránh lạnh, giữ sinh hoạt ngủ và ăn điều độ


Nguồn: VNN
.