Thứ Tư, 07/08/2019, 14:41 [GMT+7]

'Bí kíp' thoát hiểm cho trẻ khi bị bỏ quên trên xe

Ngoài những ý kiến như trang bị cho con trẻ điện thoại di động, đồng hồ định vị có chức năng nghe/gọi hay các thiết bị liên lạc khẩn cấp khác, các bà mẹ “bỉm sữa” cũng chia sẻ cách dạy con kỹ năng thoát hiểm trong trường hợp bị bỏ quên trên xe mà ngay cả những đứa trẻ từ 3 tuổi trở lên đều có thể nhận thức và thực hiện được...
 
Tại buổi họp báo trưa 7-8 thông tin về vụ bé trai 6 tuổi tử vong do bị “bỏ quên” trên xe ô tô đưa đón học sinh của Trường Quốc tế Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội) xảy ra vào ngày hôm qua (6-8), ông Phạm Ngọc Anh - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy cho biết, trong thực tế, việc đưa đón học sinh hiện nay được các nhà trường thực hiện theo các quy định chung và riêng. Sự cố đáng tiếc xảy ra là lỗi lầm của người lớn nên Phòng GD&ĐT đang yêu cầu Hội đồng quản trị nhà trường làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
 
Về quy trình đưa đón học sinh, ông Phạm Ngọc Anh cho rằng: Chưa có quy chế quy định quy chuẩn về xe đưa đón. UBND quận Cầu Giấy chủ yếu ra văn bản, yêu cầu các trường tăng cường kiểm tra giao nhận học sinh, trong đó nhấn mạnh quy trình đưa đón phải có sự giám sát chặt chẽ. Quy trình, nhân sự tham dự đưa đón học sinh hàng ngày, có trường quy định 1 hoặc 2 giáo viên, các cháu đến lớp phải có việc điểm danh.
 
Việc không kiểm soát chặt khâu này chính là trách nhiệm của của cô giáo chủ nhiệm, cô giáo đưa đón học sinh. Về nguyên tắc, nếu thấy thiếu học sinh, nhà trường phải thông báo bằng điện thoại tới phụ huynh.
Trang bị cho trẻ thiết bị liên lạc trong trường hợp khẩn câp cũng là một cách bảo vệ trẻ.
Trang bị cho trẻ thiết bị liên lạc trong trường hợp khẩn câp cũng là một cách bảo vệ trẻ.
Liên quan đến cái chết thương tâm của cháu bé, ngoài sự cảm thông chia sẻ của các gia đình có trẻ đang độ tuổi đi học, các bậc phụ huynh cũng nhanh chóng chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm dạy kỹ năng sinh tồn cho trẻ nếu không may gặp phải tình huống nguy hiểm.
 
Ngoài những ý kiến như trang bị cho con trẻ điện thoại di động, đồng hồ định vị có chức năng nghe/gọi hay các thiết bị liên lạc khẩn cấp khác, các bà mẹ “bỉm sữa” cũng chia sẻ cách dạy con kỹ năng thoát hiểm trong trường hợp bị bỏ quên trên xe. Kỹ năng này được chia sẻ bởi một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục mà trẻ từ 3 tuổi trở lên đều có thể nhận thức và thực hiện được.
 
1. Còi xe
Hãy dạy cho trẻ biết cách nhấn còi xe liên tục khi bị kẹt trong xe ô tô.
Hãy dạy cho trẻ biết cách nhấn còi xe liên tục khi bị kẹt trong xe ô tô.
Hãy chỉ cho con cách bấm còi xe. Dù xe có tắt máy, rút khoá điện. Còi xe vẫn luôn hoạt động do sử dụng nguồn điện trực tiếp từ Accu.
 
Hãy dạy con, nếu bị bỏ quên trên xe, con lên vô lăng và bấm còi. Với bình điện accu, còi bấm cả ngày ko hết. Việc gây tiếng ồn sẽ gây sự chú ý.
 
2. Đèn Hazard
 
Tương tự còi, đèn Hazard được thiết kế nguồn điện riêng để nó lúc nào cũng sẵn sàng hoạt động. Hãy chỉ cho con nút bật cái đèn này có hình Tam giác và rất dễ thấy trên Tablo buồng lái. Bấm nó để bật gây sự chú ý, kết hợp với bấm còi.
 
3. Lẫy mở khóa cửa từ bên trong
 
Các xe hơi đều thiết kế luôn có lẫy mở khoá cửa từ bên trong tại mỗi cửa lên xuống. Hãy bớt chút thời gian, dạy con cách bật lẫy này để mở cửa trong trường hợp khẩn cấp.
 
4. Búa thoát hiểm
 
Các xe khách chở học sinh hầu hết có búa thoát hiểm. Trường hợp bất đắc dĩ. Các con có thể dùng búa thoát hiểm. Hãy yên tâm, búa thoát hiểm thiết kế để có đầu nhọn tập trung gia lực, do đó với một lực nhỏ của con cũng có thể đập vỡ kính, không cần quá nhiều sức.
 
Mặt khác, kính xe luôn thiết kế là kính an toàn, nên khi đập vỡ, kính sẽ vỡ vụn dạng hạt ngô, ko có mảnh sắc nên cũng yên tâm rằng không gây tổn hại đến các con.
 
Các ông bố bà mẹ hãy dành một chút thời gian để dạy cho con trẻ những điều “nhỏ bé” như trên, ắt hẳn đây sẽ là cả một kỹ năng lớn cho các con cho tới mãi sau này.
.

Nguồn: CAND

.