Gia đình xã hội

Va chạm giao thông và cách hành xử

15:27, 31/03/2019 (GMT+7)
TIN LIÊN QUAN
Trong những năm gần đây tình trạng các tài xế xảy ra va chạm giao thông, sau đó thành ẩu đả diễn ra khá phổ biến. Đã có nhiều vụ va chạm giao thông dù rất nhỏ nhưng cuối cùng lại trở thành một vụ án giết người. Và một lần nữa người ta lại phải nói đến văn hóa ứng xử trong va chạm giao thông.

Bấm Play để xem Video (Độc giả cần mở loa để nghe lời bình)

Vụ va chạm trên đường Nguyễn Chí Thanh, TP Hà Nội. Ngay sau khi va chạm, tài xế ô tô gây tai nạn lao ra giằng điện thoại của nạn nhân. Người đàn ông hung hăng hơn, rút dao đâm vào bụng thanh niên đi xe máy. Hậu quả khiến thanh niên đi xe máy bị thương nặng và được người dân đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Em Nguyễn Anh Tài - Sinh viên đại học Công đoàn chia sẻ, trên mạng cũng có nhiều clip va chạm xong thấy chửi bới cũng như đánh nhau chắc một phần là do tính cách của họ. Họ cũng có thể chọn cách giải quyết hòa bình vì như thế lại không hay mất tình cảm ra.
 
Theo PGS.TS Phạm Ngọc Trung - Chuyên gia văn hóa giao thông, nguyên nhân là do nhiều người có thể họ có tính cách nóng nẩy không kìm chế được bản thân. Những người đó có lẽ là cũng chưa được giáo dục về ý thức giao thông và kỹ năng giao tiếp ứng xử. 
 
Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào ngày 1/3 ở huyện Sapa, tỉnh Lào Cai là điển hình cho việc hành xử tự phát của các lái xe mỗi khi có va chạm giao thông. Một thiếu niên 15 tuổi điều khiển xe máy đâm vào ô tô và tử vong tại chỗ. Ngay sau đó người nhà của nạn nhân và dân địa phương đã kéo đến hiện trường bao vây tài xế ôtô, đòi 400 triệu đồng tiền bồi thường. Chính kiểu hành xử như thế này, dẫn đến những hậu quả rất nặng nề về sau, có những vụ va chạm giao thông  nhẹ vốn  đơn thuần chỉ là vi phạm hành chính, nhưng những lái xe hành hung, gây gổ sẽ đẩy lên thành vi phạm hình sự.
 
Luật sư Nguyễn Thị Thúy Kiều, Công ty Luật TNHH Bắc Nam, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho rằng, đây là một cái hành vi hành xử rất là thiếu văn hóa, thậm chí là có dấu hiệu của vi phạm pháp luật, kể cả vi phạm pháp luật hình sự.Bởi vì khi một sự việc tai nạn xảy ra thì người có trách nhiệm giải quyết việc này là lực lượng Công an, mà cụ thể đây là cảnh sát giao thông và cảnh sát điều tra sẽ phải vào để xác minh xem nguyên nhân tai nạn là gì, lỗi của ai và giải quyết theo trình tự quy định của pháp luật như thế nào thì đây là vấn đề pháp luật đã quy định rất là rõ.
 
Các chuyên gia giao thông cũng cho rằng với cách tự giải quyết ngay sau khi va chạm giao thông thì bên giành ưu thế thường thuộc về phía mạnh, vì thế mà bên yếu dù có đúng  nhưng đôi khi vẫn phải bồi thường cho bên sai. "Có những nhóm người khác nữa như dạng dân anh chị hay giới giang hồ thì họ đã có tính khí ngông nghênh họ đã có anh em trong giới họ sẵn sàng xử lý hoặc ăn vạ hoặc phạt gây phiền hà cho những người tử tế khác. Tất nhiên những việc đó sẽ bị pháp luật trừng trị chứ chúng ta không dung túng cho những hành vi ứng xử sai lầm đó, sai lạc đó ứng xử thiếu văn hóa trong những đời sống xã hội hiện nay" - PGS.TS Phạm Ngọc Trung nói. 
 
Theo luật giao thông đường bộ năm 2008, sau khi xảy ra tai nạn giao thông các bên phải giữ nguyên hiện trường sau đó BÁO VỚI lực lượng chức năng đến để xử lý theo quy định của pháp luật, chuyện ai đúng, ai sai là của lực lượng chức năng. Và chuyện hòa giải bồi thường như thế nào bồi thường bao nhiêu là phải chờ phán quyết của tòa án.
 
Khi mật động phương tiện ngày càng gia tăng thì những va chạm giao thông là điều khó tránh khỏi trên đường, rõ ràng lối hành xử thô bạo sau va chạm không giải quyết được vấn đề mà thậm chí sẽ đẩy sự việc từ đơn giản đến cực kỳ phức tạp. Tuy nhiên vấn đề va chạm giao thông ở các nước phát triển họ lại có cách giải quyết rất văn minh. Cách giải quyết như thế nào thì mời quý vị và các bạn đón xem kỳ tiếp theo.
 

Nguồn: ANTV

Các tin khác