Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201903/can-bao-ve-an-toan-cho-tre-em-o-chung-cu-842543/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201903/can-bao-ve-an-toan-cho-tre-em-o-chung-cu-842543/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần bảo vệ an toàn cho trẻ em ở chung cư - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 07/03/2019, 08:40 [GMT+7]

Cần bảo vệ an toàn cho trẻ em ở chung cư

Bấm Play để xem video. Mở loa để nghe thuyết minh 

Câu chuyện về cháu bé 4 tuổi tử vong khi rơi từ chung cư Rice city, Linh Đàm trong những ngày qua tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động về sự mất an toàn của trẻ nhỏ tại các khu chung cư cao tầng. 

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết, chúng ta biết rằng những tai nạn trẻ em mà rơi từ nhà cao tầng bây giờ không phải là trường hợp duy nhất mà bắt đầu là khá phổ biến và chúng ta phải có một biện pháp khẩn cấp để mà loại trừ rủi ro này đối với cư dân mà trong đó là người già và trẻ em là những đối tượng mà có thể là rủi ro cao nhất.
 
Tại khu đô thị Linh Đàm, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tai nạn trẻ rời từ tầng cao nhà chung cư.Song trách nhiệm trước hết chính là các bậc phụ huynh. Cửa sổ, ban công thiếu sự an toàn đang tiềm ẩn nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nhiều người khi mua căn hộ lựa chọn view đẹp và coi việc lắp lưới ban công làm cản trở tầm nhìn.
Vị trí khoanh tròn là nơi bé trai rơi từ cửa sổ không có chấn song xuống

 Trong khi trẻ em dưới 6 tuổi thường hay hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh mà chưa ý thức được sự nguy hiểm.

PGS.TS Trần Thành Nam, Chuyên gia Tâm lý phân tích, tâm lý và tính cách của đứa trẻ nó được hình thành chủ yếu qua cảm giác và vận động.Ở trong cái giai đoạn này các em cũng chưa có một cái ý thức rõ ràng về những tình huống nào là nguy hiểm hay không nguy hiểm, cho nên trách nhiệm cơ bản là thuộc về người lớn. Mặc dù là ở trường mầm non cũng có dạy cho các em một số các kỹ năng liên quan đến nhận diện tình huống nguy hiểm, tuy nhiên các em không có những kỹ năng để giúp cho mình ở trong trạng thái bảo vệ và nhận diện những cái tình huống nguy hiểm bảo vệ mình, vì vậy trách nhiệm cơ bản là các bậc phụ huynh.
 
Tuy nhiên việc mất an toàn tại các khu chung cư cao tầng một phần đến từ việc thiết kế chưa thực sự phù hợp.
 
Theo tiêu chuẩn xây dựng ban công tối thiểu phải cao 1,2m, thậm chí là một 1,5m. Bên cạnh đó chiều cao cửa sổ trong mỗi căn hộ phải tối thiểu 1m, tính từ mặt sàn lên bậu cửa sổ. Nếu căn hộ nào đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì được xem là an toàn với trẻ nhỏ.
 
Hành vi của trẻ con là rất khó lường, do vậy đôi khi là phải dùng các biện pháp đó và khoảng cách nữa, các cái nan làm thế nào để không lọt được các vật dụng hay là trẻ con có thể lọt qua những khe đó. Những cái chiều cao tầng cao thì thường là không làm ban công nữa mà người là làm logia tức là thụt vào trong và phần lớn các logia này, cái vật mà tiếp cận với thiên nhiên này không những thụt vào trong mà phải có lưới an toàn từ mặt sàn cho đến cái trần để mà không có bất cứ một cái hành vi nào có thể vượt qua cái không gian đó để rơi xuống. Kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho biết thêm.
 
Hiện nay các khu đô thị, chung cư cao tầng đang mọc lên như nấm kéo theo đó là số lượng lớn cư dân sinh sống. Chính vì vậy, hãy tự lắp những vật dụng đảm bảo để bảo vệ con em mình.
.

Nguồn: ANTV