Gia đình xã hội

Hình ảnh bão Linda tàn phá Cà Mau hơn 20 năm trước

14:45, 25/12/2017 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN

Bấm Play để xem video. Nguồn: Truyền hình Cà Mau

Bài học đắt giá, đau xót của cơn bão Linda sẽ lặp lại nếu các cấp, các ngành và người dân không quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống bão.

Bão số 16 còn có tên quốc tế Tambin với gió giật cấp 14 đang tiến dần vào khu vực ĐBSCL. Đây được coi là siêu bão với sức công phá ghê gớm khi hôm qua bão đã tràn qua quần đảo Trường Sa và các nhà giàn DK1.

Nhìn những cột sóng cao từ 7- 8 m, gió giật cấp 14 liên hồi, phủ trùm các âu thuyền ở quần đảo Trường Sa; đánh mạnh vào chân các nhà giàn mới thấy mức độ dữ dội mà bão có thể càn quét khi vào ven biển và đất liền ở ĐBSCL. 

doi pho voi bao so 16: khong de noi dau lap lai hinh 1
Hàng ngàn ngôi nhà đã bị phá hủy bởi cơn bão Linda ở tỉnh Cà Mau. - VNA/VNS Ảnh Xuân Trường

 Người dân ĐBSCL bấy lâu nay chưa quen với việc đối phó với bão nên rất thiếu kinh nghiệm. Cách đây đúng 10 năm, cơn bão Linda đã cướp đi sinh mạng của khoảng 3.000 người dân trong vùng. Nguyên nhân chủ yếu khi đó không ai nghĩ là có bão. Cơn bão số 16 đã được Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương liên tục cảnh báo nhắc nhở. Bên cạnh một số địa phương trong vùng đang tích cực triển khai các biện pháp đối phó thì vẫn còn một số lãnh đạo địa phương chưa đặt nhiệm vụ này lên trọng tâm, hàng đầu. 

Trong cuộc họp trực tuyến ứng phó với bão số 16 chiều tối qua, ngoài một số tỉnh có cả Bí Thư, Chủ tịch dự, một số địa phương chỉ cử cấp phó. Thủ tướng Chính phủ đã chính thức nhắc nhở, phê bình. Điều này cho thấy, ngay lãnh đạo các cấp chính quyền ở một số địa phương trong vùng vẫn còn tư tưởng chủ quan. 

Tại Cà Mau, theo ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh lo nhất lúc này là sự chủ quan của người dân. Do vậy trong ngày hôm nay, nếu ai nằm trong diện phải di dời không chấp hành, tỉnh sẽ cưỡng chế. Thực tế hiện nay, ở nhiều địa phương ven biển vùng ĐBSCL một số hộ dân vẫn thờ ơ, vẫn tổ chức sinh hoạt ăn uống, văn nghệ bình thường; chưa có biện pháp đối phó như chằng néo nhà cửa, di dời đồ đạc đến nơi chắc chắn. Một số có tâm lý, bão đến thì” bỏ của chạy lấy người”. Một số ngư dân vẫn có tư tưởng muốn lệnh vượt cấm biển để ra ngoài đánh bắt.

ĐBSCL có đặc điểm tự nhiên là vùng trũng,thấp, địa hình bằng phẳng nên sẽ rất nguy hiểm khi bão đổ bộ vào. Khu vực cũng hiếm khi có bão, nên nhà cửa của nhiều hộ dân rất tạm bợ, có địa phương chỉ cần gió cấp 10 là có đến hơn 50% nhà cửa có khả năng tốc mái. Đó là chưa kể, toàn vùng hiện có hàng trăm điểm có nguy cơ sạt lở rất cao, nếu bão kèm theo mưa lớn sẽ dẫn đến “thảm họa kép”là sạt lở kinh hoàng ở ven sông, ven biển, đe dọa trực tiếp đến hàng chục ngàn hộ dân. Chưa kể là sản xuất nông nghiệp, thủy sản của vùng chủ yếu cũng ở những nơi rất xung yếu dễ bị ngập úng, nguy cơ mất trắng.

Rõ ràng bài học đắt giá, đau xót mà cơn bão Linda để lại vẫn còn dai dẳng đến tận hôm nay. Bài học đó có để sẽ lặp lại nếu các cấp, các ngành và người dân trong vùng không quyết liệt thực hiện các cảnh báo về những thảm họa mà bão số 16 có thể gây ra.

Do vậy, việc cần kíp lúc này là sự chung tay nỗ lực của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi người, mỗi nhà ở các tỉnh, thành trong vùng trong việc thực hiện các biện pháp đối phó với siêu bão 16 một cách chu đáo và khẩn trương nhất, không thể chủ quan, lơ là dù trong tình huống nhỏ nhất. Có như vậy, mới mong hạn chế đến mức thấp nhất nếu bão đổ bộ. Nỗi đau 10 năm trước sẽ không lặp lại.

Nguồn: vov.vn

Các tin khác