Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201710/bao-luc-gia-dinh-gay-nhieu-ton-that-762531/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201710/bao-luc-gia-dinh-gay-nhieu-ton-that-762531/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bạo lực gia đình gây nhiều tổn thất - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 18/10/2017, 08:34 [GMT+7]

Bạo lực gia đình gây nhiều tổn thất

Tổn thất về tài chính, kinh tế, xã hội do bạo lực gia đình gây ra chiếm đến 1,41% GDP. Tác động của bạo lực gia đình đến năng suất lao động làm suy giảm tới 1,78% GDP.
 
Đây là những con số được đưa ra tại Hội thảo tập huấn định hướng truyền thông về bình đẳng giới và phòng chống, bạo lực trên cơ sở giới do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức tại TPHCM trong 2 ngày 16-17/10.
 
Báo cáo thực trang bạo lực gia đình đối với phụ nữ cho thấy: 34% phụ nữ đã từng kết hôn phải chịu bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục; 54% phụ nữ đã từng trải qua bạo lực tinh thần từ người chồng của mình tại một số thời điểm trong cuộc đời; 50% phụ nữ bị bạo lực gia đình không nói với bất kỳ ai; 87% phụ nữ đã bị bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự trợ giúp từ các dịch vụ công. Năm 2016, cả nước xảy ra hơn 1600 vụ xâm hại tình dục trẻ em (trong đó trẻ em gái chiếm 84% số nạn nhân).
Ngoài ra bạo lực trên cơ sở giới còn thể hiện ở tình trạng nạo, phá thai lựa chọn giới tính khi sinh. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh 112.2/100 (năm 2016). Tỷ lệ tảo hôn chung tại Việt Nam xấp xỉ 16%. Từ năm 2005 đến 2009, gần 6.000 phụ nữ và trẻ em được xác định là nạn nhân của buôn bán người tại Việt Nam. Ước tính Việt Nam hiện có xấp xỉ 300.000 gái mại dâm (trong đó có 30% đã từng bị bạo lực tình dục). Khoảng 2.000 đến 20.000 trẻ em dưới 18 tuổi bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại tại Việt Nam. 87% phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối tình dục nơi công cộng.
 
Bạo lực giới gây ra hậu quả nặng nề đối với nạn nhân, gia đình và cộng đồng, bao gồm suy yếu sức khỏe thể chất, rối loạn sức khỏe tâm thần; tổn thất về tài chính, kinh tế, xã hội do bạo lực gia đình gây ra chiếm đến 1,41% GDP. Tác động của bạo lực gia đình đến năng suất lao động làm suy giảm tới 1,78% GDP và gần 38% ngân sách chính phủ cần chi cho y tế. Đồng thời, phụ nữ chịu bạo lực sẽ giảm 35% năng suất so với người không bạo lực. Hậu quả của bạo lực gia đình kéo dài trong suốt cuộc đời của người bị tác động và có thể duy trì sang cả thế hệ khác. 
 
Tháng 10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020, trong đó quy định việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11-15/12 hàng năm. Năm 2016, Tháng hành động lần đầu tiên rất thành công với hơn 800 hoạt động và sự kiện trên cả nước cùng hơn 200.000 người tham gia
 
Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2017 sẽ có chủ đề "Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái".
 
Với chủ đề chính của năm 2017 như đã nêu, dự kiện sẽ tổ chức Lễ phát động Tháng hành động năm 2017 tại Bộ, ngành, và địa phương bằng các hình thức phù hợp như: Tổ chức lễ mít tinh, biểu diễn nghệ thuật, thắp sáng một số địa điểm bằng ánh đèn màu cam, diễu hành tại trụ sở cơ quan, trường học, các trục đường chính, nơi công cộng, khu vực trung tâm và đông dân cư.
 
Tổ chức tuyên truyền về chủ đề, các thông điệp và các hoạt động của Tháng hành động trên các phương tiện thông tin đại chúng tại trung ương và địa phương, đặc biệt là treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích tuyên truyền và thực hiện tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh ở các xã, phường, thị trấn.
 
Tổ chức các diễn đàn đối thoại, tọa đàm, hội thảo, tập huấn về các nội dung liên quan đến chủ đề của Tháng hành động năm 2017 để phát hiện ra các khó khăn, hạn chế và đưa ra các gợi ý, đề xuất chính sách cho triển khai công tác phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
 
Đồng thời, đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực để triển khai Tháng hành động, tăng cường xã hội hóa các hoạt động truyền thông và hỗ trợ nạn nhân bị xâm hại, bị bạo lực, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn...
.

Nguồn: Nhật Thy/Chinhphu.vn

.