Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201702/thuc-pham-chiet-xuat-tu-cong-nghiep-sos-724442/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201702/thuc-pham-chiet-xuat-tu-cong-nghiep-sos-724442/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thực phẩm chiết xuất từ công nghiệp: SOS! - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 23/02/2017, 08:47 [GMT+7]

Thực phẩm chiết xuất từ công nghiệp: SOS!

(Congannghean.vn)-Sự việc 7 người tử vong vì ngộ độc methanol trong rượu mới đây tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, tiếc thương. Lo ngại hơn khi Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế công bố kết quả xét nghiệm 3 mẫu rượu sử dụng tại một gia đình ở bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải đã phát hiện nồng độ methanol (được chiết xuất từ công nghiệp) cao vượt ngưỡng cho phép hàng nghìn lần.

Cần tỉnh táo, cảnh giác khi sử dụng thức uống có cồn - Ảnh minh họa
Cần tỉnh táo, cảnh giác khi sử dụng thức uống có cồn - Ảnh minh họa

Methanol còn gọi là rượu gỗ, trước đây được điều chế bằng cách phân hủy gỗ, nay được tổng hợp bằng hydro và carbon dioxit. Methanol không dùng để uống mà dùng trong công nghiệp nên thường được gọi là cồn công nghiệp. Cần lưu ý rằng loại rượu duy nhất để uống tên là rượu ethanol, có chứa cồn ethanol. Methanol được làm dung môi hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ hay chiết xuất các loại dầu. Để tránh nhầm lẫn với các loại dùng để uống, người ta cho chất màu xanh vào methanol nên gọi là cồn xanh. Nếu sản xuất đúng quy tắc thì lượng methanol có trong rượu ethylic (dưới đây gọi là rượu) thấp dưới mức cho phép. Nếu điều chế không đúng cách, thậm chí theo kiểu “ma giáo” để kiếm nhiều lời thì hàm lượng methanol trong rượu rất cao, dễ gây ngộ độc.

Có thể nói, rượu (thông thường) không chỉ là thức uống phổ biến mà còn là nét văn hóa gần gũi trong cộng đồng làng xã của một số vùng miền, nơi có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống.

Từ vụ ngộ độc trên, khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân mới đi đến kết luận: Thứ chất uống đó là thực phẩm công nghiệp, có độc tố cao hơn so với rượu thông thường là điều chúng ta cần phải cảnh giác. Thành phần của rượu này được lên men một ít từ cơm nếp, cho rượu pha từ cồn hay chế từ mật mía chảy qua thì sẽ có mùi thơm nhẹ của rượu nếp. Hòa dung dịch thuốc tím loãng vào cồn kém chất lượng, lọc qua gạc, cồn sẽ mất mùi hôi. Do người làm rượu có cách ngụy trang khéo léo này mà bằng cách nếm, ngửi thông thường không thể phân biệt đâu là rượu nấu từ gạo chính thống, đâu là các loại rượu trá hình. Chỉ có một điều là các loại rượu trá hình này không rõ nguồn gốc (người làm thường giấu tên, bán thông qua mối) có thể có mùi vị không thơm ngon bằng rượu thông thường, nhưng giá rất rẻ.

Người chế rượu một phần vì ham lợi nhuận, một phần vì thiếu hiểu biết nên chế ra loại rượu chứa nhiều methanol. Tuy nhiên, do công tác quản lý đối với thức uống này còn lòng lẻo nên việc sản xuất, tiêu dùng loại rượu này gây nguy hiểm đối với con người và xã hội. Ngộ độc từ methanol (thực phẩm công nghiệp) thường gây tổn thương dây thần kinh thị giác và võng mạc mắt nên ảnh hưởng đến thị giác. Người uống có thể xuất hiện các rối loạn thị giác như nhìn mờ, sợ ánh sáng, nhìn một thành hai, ảo giác… Nếu được phát hiện và cấp cứu sớm, nguy cơ gặp biến chứng hoặc tử vong sẽ càng thấp.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên nhanh chóng tìm đến hỗ trợ y tế nếu có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc methanol nào. Mọi người đều biết những cảm giác sau khi uống rượu thật, nên nếu có những triệu chứng lạ so với say rượu thông thường thì cần đặc biệt chú ý.

Để đề phòng ngộ độc, mọi người hãy “là người tiêu dùng thông thái”, nên mua rượu, bia ở các cửa hàng, địa chỉ tin cậy, thận trọng, tránh sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ và các loại đồ uống có giá rẻ bất thường.

.

Xuân Thống

.