Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201606/ke-huy-diet-mang-ten-thuoc-la-681346/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201606/ke-huy-diet-mang-ten-thuoc-la-681346/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Kẻ hủy diệt' 'mang tên thuốc lá - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 07/06/2016, 15:55 [GMT+7]

'Kẻ hủy diệt' 'mang tên thuốc lá

Bấm Play để xem video. Mở loa để nghe thuyết minh 

8 triệu người tử vong do thuốc lá mỗi năm trên thế giới, hàng trăm triệu người đang phải chống chọi đau đớn bởi hàng chục căn bệnh liên quan đến thuốc lá. Ở Việt Nam, số người tử vong mỗi năm do thuốc lá là 40 nghìn người.

Đáng báo động hơn, khói thuốc lá đang âm thầm hủy hoại sức khỏe và cuộc sống của hàng triệu người do nhiễm độc thụ động từ thuốc lá. Trong đó, phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân và chịu thiệt thòi hơn cả.

Không chỉ là “kẻ hủy diệt” sức khỏe ghê gớm nhất hiện nay, trên toàn thế giới thuốc lá còn là thứ thiêu đốt hàng chục tỷ USD mỗi năm. Ở VN, chỉ tính riêng năm 2012, số tiền chi tiêu cho thuốc lá là hơn 22.000 tỷ đồng và theo đó, 23.000 tỷ đồng là tổng chi phí để điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động và tử vong sớm  do các bệnh liên quan đến thuốc lá gây ra.

Đó là thông điệp không chỉ mang tính cảnh báo để tất cả chúng ta phải giật mình! Chúng ta cần cảm nhận thật sâu sắc và đánh giá thật cụ thể hơn về vấn đề này. Giờ chúng ta cùng đến với một địa chỉ mà có thể ai cũng biết nhưng chưa chắc đã hiểu hết bên trong đó có những ai và họ làm gì ở đây.

Bệnh viện Phổi Trung ương có lịch sử hoạt động hơn 50 năm qua. Bệnh nhân tìm đến bệnh viện chỉ để khám và điều trị các bệnh liên quan đến lao phổi, hô hấp. Trong số họ, chiếm một con số không nhỏ là bệnh nhân nhiễm bệnh nan y liên quan đến khói thuốc.

Ông Nguyễn Văn Thú, ở huyện Phú Xuyên, HN cho biết: Cũng là do hút thuốc nên mới phải cấp cứu lên trên này. Thủ phạm chính tôi nghĩ là bị bệnh tắc nghẽn này đa phần, như anh thấy 3-4 phòng các ông mới có 1 phòng các bà thì đúng là thủ phạm chính là do thuốc lá hoặc thuốc lào.

Các trường hợp trên đều là nạn nhân của thủ phạm đã được đặt tên mà hầu hết chúng ta đã biết - đó là thuốc lá – thứ độc hại này là nguyên nhân của hàng loạt căn bệnh nan y chết người theo kiểu ngấm dần, ngấm mòn. Theo thống kê, VN nằm trong số 15 quốc gia hút nhiều thuốc nhất thế giới và tỷ lệ nam giới hút chiếm đến hơn 47%.

Thạc sỹ, Bác sỹ Vũ Văn Thành – Trưởng khoa Bệnh phổi mạn tính - Bệnh viên Phổi TW thông tin: Trên thực tế là trong những năm trở lại đây, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh, đặc biết là các bệnh về hô hấp có liên quan trực tiếp đến hút thuốc lá ngày một tăng. Hút thuốc lá gây nên 90% các trường hợp ung thư phổi, gây 70-75% các trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% trường hợp liên quan đến thiếu máu cơ tim và mạch vành.

Một sự thật khác. Tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới người trực tiếp hút mà bất cứ ai cũng có thể bị ảnh hưởng do hít phải khói thuốc một cách thụ động bởi các chất độc của thuốc lá tồn tại ở dạng khói và giữ nguyên tác hại ở không khí trong thời gian tới 2 giờ.

Chị Thân Thị Lào ở tỉnh Bắc Giang. Chị là bệnh nhân khoa Ung Bướu bệnh viện Lao TW. Bị u phổi đã 8 tháng nay và nguyên nhân bệnh được cho là hít phải khói thuốc của chồng trong nhiều năm, tuy nhiên, khi đang trong quá trình điều trị, chị Lào vẫn chịu sự tra tấn từ khói thuốc của chồng mình.

Thạc sỹ, Bác sỹ Vũ Văn Thành cho biết: Bản thân hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động, nguy cơ bị mắc các bệnh do thuốc lá gây nên là như nhau. Và một điều đáng quan tâm người ta thấy là có khoảng 30 triệu người ở VN không hút thuốc lá nhưng thường xuyên hút phải khói thuốc lá ở trong nhà và có tới 5 triệu người không hút nhưng hít phải thuốc lá ở nơi công sở. Đấy chính là những người chịu hậu quả, nguy cơ mắc các bệnh lý về hô hấp, tim mạch do hút thuốc lá gây nên.

Trước tác hại ghê gớm do khói thuốc lá gây ra, để giảm thiểu điều đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chọn ngày 31/5 hàng năm là ngày Thế giới không thuốc lá. Hàng loạt các biện pháp được WHO khuyến cáo và nhiều nước cũng đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh cho vấn đề này.Tuy nhiên, ở VN để giải quyết được vấn nạn này thực sự không dễ dàng, mục tiêu “Vì một cộng đồng không khói thuốc” có lẽ còn cần rất nhiều thời gian và công sức.

Các quốc gia thành viên của  WHO thành lập Ngày Thế giới không thuốc lá vào năm 1987. Trong thời gian từ đó đến nay, ngày này đã được sự ủng hộ của những người không hút thuốc lá, các chính phủ, tổ chức y tế, chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu. Tất nhiên, mục đích xa hơn của ngày này là gây sự chú ý của cộng đồng đến tác hại của thuốc lá , hàng năm cướp đi sinh mạng của 8 triệu người trên toàn cầu. Nhân dịp này, VN cũng vừa tổ chức Tuần lễ Quốc gia không không hút thuốc.

TS. Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế trao đổi: Tuần lễ phòng chống tác hại của thuốc lá năm năm, Tổ chức WHO đã đưa ra chủ đề hãy sản xuất các bao bì trơn – Bao bì không có logo của nhà sản xuất, không có tên của sản phẩm thuốc lá và mầu sắc không mang tính chất quảng cáo và đây là thông điệp hết sức mạnh mẽ của WHO để thực hiện Công ước khung về kiềm chế thuốc lá, trong đó VN là Quốc gia đã phê chuẩn nên phải có nghĩa vụ và trách nhiệm từng bước thực hiện.

Ở VN, Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá đã bắt đầu có hiệu lực từ 1.5.2013. Đây mà một bước chuyển biến tích cực từ ý thức đến hành động cho vấn đề này. Theo đó, Luật cấm hút thuốc ở các nơi công cộng như bệnh viện, trường học, nhà ga, bến tàu. Ngoài ra, nước ta cũng thành lập một Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá từ TƯ tới các địa phương trong cả nước, chúng ta cũng đã thành lập Quỹ và các Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, việc áp dụng còn rất hạn chế và việc xử lý người vi phạm hầu như chưa được thực hiện.

Như vậy, có thể thấy cuộc chiến chống lại tác hại của thuốc lá trên thế giới nói chung và ở VN nói riêng hiện nay còn hết sức cam go. Hiệu quả của công tác này chỉ thật sự có khi có sự chung tay của toàn xã hội, đồng lòng nói không với thuốc lá. Theo đó, công tác tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên về tác hại của thuốc lá với cộng đồng được cho là căn bản và mang tính hiệu quả nhất. Và vai trò, nhiệm vụ của báo chí luôn được ở vị trí quan trọng.

 

.

Nguồn: ANTV