Gia đình xã hội

Cách sử dụng điều hòa an toàn và tiết kiệm điện

14:30, 30/06/2016 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN

Bấm play để xem video

Thời tiết nắng nóng kéo dài, vật dụng không thể thiếu đối với nhiều gia đình là máy điều hòa nhiệt độ. Khi điều hòa hỏng, tất yếu phải gọi thợ sửa chữa. Đây cũng là lo lắng của nhiều gia đình, khi mỗi cửa hàng, mỗi người thợ lại có giá sửa chữa khác nhau, và linh kiện thay thế liệu có đảm bảo. Sử dụng điều hòa an toàn và tiết kiệm điện là quan tâm của nhiều gia đình.

Thời tiết nắng nóng kéo dài, thậm chí nhiệt độ đo được vào 22h đêm vẫn ở ngưỡng trên 30 độ C, khiến nhiều gia đình, các công sở tại Hà Nội phải chạy điều hòa suốt ngày đêm. Việc sử dụng điều hòa liên tục, khiến nhu cầu tất yếu về sửa chữa điều hòa tăng cao.

Theo chia sẻ của anh Thành - một thợ sửa chữa điều hòa tự do, trong những ngày qua, anh phải làm việc liên tục từ 6 giờ sáng đến 23 giờ đêm, thậm chí có những ngày còn xảy ra tình trạng quá tải. Còn đối với nhiều khách hàng, khi gọi thợ sữa chữa điều hòa, họ thường ưu tiên thợ quen, nên có khi phải chờ đến vài ngày.

Chi phí bảo dưỡng một chiếc điều hòa giao động trong khoảng 150 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng, còn sửa chữa thì tùy thuộc vào mức độ hỏng hóc của từng gia đình. Tuy nhiên, do những ngày này nhu cầu sửa điều hòa tăng cao nên nhiều thợ sửa chữa thường thách giá cao hơn.

Các hỏng hóc thường gặp ở board mạch điều khiển dàn nóng, dàn lạnh, hết ga, màng lọc không được vệ sinh… Trung bình giá thay gas là 300.000 đồng/máy đối với máy điều hòa thông thường. Còn đối với máy điều hòa chạy ga 410 hoặc Ga 32 thì đắt phải hơn 1 triệu đồng/máy. Tuy nhiên việc khách tự phân biệt các loại gas là rất khó.

Để sử dụng điều hòa an toàn và tiết kiệm điện, các chuyên gia khuyến cáo các gia đình nên lựa chọn điều hòa có nhãn tiết kiệm điện inverter do Bộ Công thương kiểm định. Nhiệt độ lý tưởng vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tiết kiệm điện năng là từ 25 đến 26 độ C vào ban ngày và 27 đến 28 độ C cho ban đêm.

Việc tắt và mở điều hòa liên tục khi không sử dụng cũng khiến điều hòa tiêu tốn điện năng hơn. Và để tránh những hỏng hóc nặng,  các gia đình nên vệ sinh màng lọc từ 3 – 6 tháng/lần, đặc biệt là khi bước vào mùa hè./.

Theo ANTV

Các tin khác