Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201511/huyen-quynh-luu-hon-40-giao-vien-day-tieng-anh-co-nguy-co-mat-viec-645292/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201511/huyen-quynh-luu-hon-40-giao-vien-day-tieng-anh-co-nguy-co-mat-viec-645292/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Hơn 40 giáo viên dạy tiếng Anh có nguy cơ mất việc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 06/11/2015, 09:06 [GMT+7]
Huyện Quỳnh Lưu

Hơn 40 giáo viên dạy tiếng Anh có nguy cơ mất việc

(Congannghean.vn)-Mặc dù đã được UBND huyện Quỳnh Lưu ký hợp đồng từ  năm 2004 nhưng đến nay, sau 11 năm, hơn 40  giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học trong toàn huyện chỉ được nhận số tiền lương “bèo bọt” hàng tháng từ nguồn thu của các trường học và hiện họ đang có nguy cơ mất việc.

Theo đơn kiến nghị của tập thể hơn 40 giáo viên hợp đồng dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học ở huyện Quỳnh Lưu phản ánh về việc, dù đã được UBND huyện ký hợp đồng từ năm 2004 nhưng hiện nay đang có nguy cơ mất việc, chúng tôi đã về tận địa phương để tìm hiểu.

Thầy Đặng Tuấn, giáo viên Trường Tiểu học (TH) Sơn Hải cho biết: Năm học 2004 - 2005, huyện Quỳnh Lưu đưa môn Tiếng Anh vào giảng dạy tại các trường tiểu học. Ngày 9/2/2004, UBND huyện Quỳnh Lưu ký hợp đồng tuyển dụng với các giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh (số 136/2004/QĐ-UB). Hầu hết các giáo viên (GV) sau khi ký hợp đồng đều rất phấn khởi bởi Phòng GD&ĐT và huyện hứa rằng: Nếu GV đi học thêm để đạt trình độ chuẩn B2 theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 thì sẽ ưu tiên biên chế theo tiêu chuẩn hàng năm.

Một số GV tiếng Anh kiến nghị tới cơ quan chức năng trước nguy cơ mất việc
Một số GV tiếng Anh kiến nghị tới cơ quan chức năng trước nguy cơ mất việc

Vì vậy, số GV nói trên đã khắc phục mọi khó khăn, vừa dạy vừa theo học tại Trung tâm GDTX tỉnh để đạt trình độ chuẩn B2. Sau khi có bằng B2, chờ mãi nhưng họ không những không được biên chế mà còn bị cắt hợp đồng huyện để chuyển sang hợp đồng trường. Điều đó đồng nghĩa với việc, họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào tiền đóng góp học thêm 2 buổi/ngày của học sinh (HS) do không có ngân sách của huyện cấp. Như vậy, nếu HS không đăng ký học hoặc ít tham gia học thêm, hay trường hợp các trường đặc biệt khó khăn không được phép thu tiền học thêm buổi của HS thì tiền lương của các giáo viên này cũng sẽ bị cắt giảm, thậm chí là không được trả. Chính vì lẽ đó, đã có một số trường học tại huyện Quỳnh Lưu không có giáo viên tiếng Anh giảng dạy từ đầu năm đến nay, khiến phụ huynh học sinh rất bức xúc.

Thầy Đinh Văn Hiến (SN 1978), GV Trường TH Quỳnh Hưng bức xúc: “Để đạt chuẩn dạy chương trình tiếng Anh mới theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, chúng tôi đã phải tham gia các lớp học với chi phí rất tốn kém, trong khi đồng lương lại bèo bọt, mỗi tháng chỉ được hơn 1 triệu đồng… Họ đinh ninh rằng, sau khi hoàn thành các lớp học, lấy bằng và chứng chỉ thì sẽ được xét vào biên chế, nhưng đến nay, vẫn chỉ là giáo viên hợp đồng, thậm chí đứng trước nguy cơ mất việc”.

Một điều khó hiểu nữa là, hàng năm, chỉ tiêu của Sở GD&ĐT Nghệ An có ấn định cho các huyện về số lượng biên chế GV tiếng Anh. Cụ thể năm 2015, huyện Quỳnh Lưu có 17 chỉ tiêu. Vậy mà từ năm 2004 đến nay, chỉ có 3 GV tiếng Anh được biên chế, số còn lại vẫn đang chờ. Trong khi số GV tiếng Anh đang “dậm chân tại chỗ” thì  GV các môn khác lại được ưu tiên đưa vào hợp đồng, biên chế. Phải chăng, những người quản lý, tuyển dụng ở huyện Quỳnh Lưu triển khai hợp đồng GV tiếng Anh vào giảng dạy cách đây 11 năm giờ đã hết trách nhiệm?

Thầy Võ Minh Kỳ, Trưởng phòng giáo dục huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Hiện nay, toàn huyện có khoảng hơn 60 giáo viên hợp đồng dạy tiếng Anh ở các trường tiểu học. Tất cả các trường đều lấy tiền HS học 2 buổi/ngày để trả lương. Thực tế, các giáo viên tiếng Anh tiểu học nếu dạy nhiều thì được hưởng nhiều, dạy ít thì hưởng ít còn việc biên chế là do huyện quyết định”.

Hơn 40 GV dạy tiếng Anh ở các trường tiểu học tại Quỳnh Lưu là do huyện đưa vào hợp đồng giảng dạy nhằm thực hiện đề án ngoại ngữ quốc gia của ngành giáo dục. Và bây giờ, sau 11 năm, họ lại đứng trước nguy cơ “sống dở chết dở”. Thiết nghĩ, UBND huyện Quỳnh Lưu cần có chính sách thỏa đáng để giải quyết tình trạng trên, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho họ cũng như ổn định việc dạy và học tại các nhà trường trên địa bàn toàn huyện.

.

Hà Thanh

.