Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201412/ong-mon-thanh-co-voi-chien-cong-can-duoc-ghi-nhan-568372/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201412/ong-mon-thanh-co-voi-chien-cong-can-duoc-ghi-nhan-568372/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Ông Mởn Thành cổ' với chiến công cần được ghi nhận - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 11/12/2014, 14:54 [GMT+7]

'Ông Mởn Thành cổ' với chiến công cần được ghi nhận

(Congannghean.vn)-Vào ngày 13/12/2014, tại TP Vinh sẽ diễn ra Đại hội Đại biểu thành lập Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, tỉnh Nghệ An. Tôn chỉ, mục đích… sẽ được Đại hội quyết định, nhưng chắc chắn sẽ có phần vinh danh, ghi nhớ công ơn của các cựu chiến binh đã chiến đấu không tiếc xương máu tại Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972.

1920 up.zip
Ảnh ông Mởn tại phòng truyền thống Trung đoàn 48

Từ tháng 11/2014, khi chưa biết sẽ có Đại hội này, một số cựu chiến binh từng chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972 đã cung cấp cho phóng viên Báo Công an Nghệ An biết về một cựu chiến binh Thành cổ có thành tích nhưng chưa được khen thưởng, chưa được vinh danh. Đó là ông Trần Văn Mởn (SN 1953) trú tại xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tham gia quân ngũ từ tháng 8/1971 - 12/1974.

Lúc chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị, ông Mởn được biên chế vào Đại đội 14, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B (nay là Sư đoàn 390). Theo đồng đội của ông gồm có: Anh hùng Vũ Trung Thưởng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48; Kiều Quang Nông, cán bộ Tiểu đoàn, hiện trú tại TX Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá và Phạm Thanh, lúc đó là trợ lý tác chiến của Trung đoàn, hiện trú tại xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn, thì vào ngày 13/7/1972, lính Việt Nam Cộng hoà với sự yểm trợ của không quân, hải quân Mỹ điên cuồng tấn công dồn dập vào Thành cổ Quảng Trị (lúc đó do quân ta chiếm giữ).

Thời điểm này đang là cao trào của Hội nghị Pari. Bên nào chiếm được Thành cổ sẽ có lợi trong đàm phán. Kẻ địch tấn công ồ ạt đều bị ta đánh bật ra. Chúng liền cử một toán lính biệt kích liều chết xông lên để cắm cờ, hòng chụp ảnh phục vụ cho công tác tuyên truyền trong đàm phán. Chiến sĩ Trần Văn Mởn đã dũng cảm xông lên bắn chết tên cắm cờ. Lá cờ rơi xuống đất, toán biệt kích tháo chạy và Trần Văn Mởn cũng bị mảnh pháo địch găm vào người, bị trọng thương, được đồng đội đưa về tuyến sau.

1920 up.zip
Thương binh Trần Văn Mởn - “Ông Mởn Thành cổ” với vườn cây, ao cá trong cuộc sống đời thường hôm nay

Gặp lại ông Trần Văn Mởn tại quê hương, nay đã ở tuổi 60. Ông nói: “Lúc bắn hạ được tên địch cắm cờ, tôi bị thương không biết gì nữa. Năm 1973, khi rút ra Bắc, Trung đoàn đã chụp ảnh tôi với lời chú thích: “Đồng chí: Trần Văn Mởn, chiến sĩ Trung đoàn 48 đã tiêu diệt tên địch cắm cờ trên nóc Thành cổ Quảng Trị ngày 13/7/1972” và để trong phòng truyền thống của Trung đoàn. Nhưng bản thân tôi chưa được khen thưởng gì. Tôi hiện nay có giấy xác nhận của Sư đoàn 390 (trước là Sư đoàn 320B): “Tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972, nhưng hiện nay, đồng chí Mởn chưa được cấp Huân chương Chiến sĩ giải phóng” (giấy xác nhận đề ngày 6/10/2014, do Đại tá Trương Văn Sơn, Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 390 ký)”.

Tháng 12/1974, ông Mởn được xuất ngũ về địa phương. Hiện nay, ngoài chế độ thương binh 2/4, ông Mởn phải làm vườn, chăn nuôi để cải thiện cuộc sống. Ông tâm sự: “Sau chiến tranh, nhiều đồng đội hy sinh, mình tuy bị thương nặng nhưng vẫn còn may mắn hơn nhiều anh em còn nằm lại. Chiến tranh tàn khốc, thành tích, chế độ bị quên cũng là chuyện thường tình”.

Được biết, với chiến công bắn chết tên địch cắm cờ trên Thành cổ, phục vụ nhiệm vụ chính trị lúc đó là Hội nghị đàm phán Pari, ông Mởn với biệt danh đồng đội tặng: “Mởn Thành cổ” là đại biểu đi dự Đại hội lần này. Mong rằng, chiến công của người cựu chiến binh Thành cổ - “Ông Mởn Thành cổ” - lần này sẽ được ghi nhận.

.

Bá Minh