Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201411/ngan-chan-tinh-trang-nguoi-dan-di-cu-chui-sang-lao-557955/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201411/ngan-chan-tinh-trang-nguoi-dan-di-cu-chui-sang-lao-557955/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Ngăn chặn tình trạng người dân di cư 'chui' sang Lào - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 13/11/2014, 08:21 [GMT+7]

Ngăn chặn tình trạng người dân di cư 'chui' sang Lào

(Congannghean.vn)-Trong những năm trở lại đây, tình trạng hàng chục, thậm chí hàng trăm lượt hộ gia đình với hàng trăm nhân khẩu đã bỏ quê quán để di dân tự do sang nước bạn Lào làm ăn, sinh sống đã làm ảnh hưởng đến ANTT vùng biên giới. Tình trạng trên cần được ngăn chặn bằng nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền để người dân hiểu được vấn đề.
 
Theo số liệu từ UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), 6 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn có gần 90 hộ với gần 400 nhân khẩu di cư tự do sang Lào. Được biết, số hộ này chủ yếu là người dân tộc Mông tại các xã biên giới như Na Ngoi, Nậm Càn, Tây Sơn, Nậm Cắn, Đoọc Mạy, Huồi Tụ, Mường Lống, Phà Đánh... Trước khi di cư, tất cả các hộ nói trên đều bán hết đất đai, nhà cửa, tài sản để làm chi phí sang Lào làm ăn, sinh sống. Hầu hết những hộ này di chuyển theo đường tiểu ngạch, lấy lý do sang thăm bà con họ hàng rồi ở lại luôn bên Lào, có một số đi theo hộ chiếu, còn lại vượt biên trái phép. Tình trạng người dân di cư tự do sang Lào trái phép đã được phản ánh tại kỳ họp của UBMTTQ tỉnh lần thứ 2, nhiệm kỳ 2014 - 2019 vào tháng 7/2014 vừa qua.
 
Đơn cử tại xã Na Ngoi, trong 10 tháng đầu năm 2014, đã có tới 32 hộ gia đình người dân tộc Mông với 175 nhân khẩu di cư sang Lào. Riêng bản Phù Quặc 2 có 7 hộ với 37 nhân khẩu; bản Phù Quặc 1 có 2 hộ với 9 nhân khẩu; bản Buộc Mú có 10 hộ với 63 nhân khẩu; bản Phù Kha có 5 hộ với 23 nhân khẩu... Tất cả các hộ trên đều tập trung ở thị trấn Lạc Xao và tỉnh Bôlykhămxay.
 
Cán bộ Công an huyện phụ trách địa bàn phối hợp với chính quyền cơ sở tuyên truyền, vận động người dân không di cư trái phép
Cán bộ Công an huyện phụ trách địa bàn phối hợp với chính quyền cơ sở tuyên truyền, vận động người dân không di cư trái phép
 
Theo ông Lầu Và Chồng, Chủ tịch UBND xã Na Ngoi (Kỳ Sơn), nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là tại nước bạn Lào vừa thành lập khu kinh tế mới, nên các hộ dân qua đó làm ăn để được hưởng một số chính sách như dân bản xứ? Ngoài ra, các hộ dân này còn cho rằng, đất đai sản xuất hiện tại ở quê nhà quá dốc, xấu, khó canh tác, con em của họ ít được bố trí công việc để làm ăn. Cũng theo phản ánh của lãnh đạo xã Na Ngoi, từ trước đến nay số hộ dân ở Kỳ Sơn di cư sang Lào khá nhiều, nhưng hiện có rất ít, thậm chí chưa trở về. Riêng 32 hộ dân tại xã Na Ngoi di cư sang Lào trong năm 2014 đến nay vẫn chưa trở về.
 
“Trước thực trạng trên, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể đang triển khai công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không di cư tự do. Đồng thời, tiến hành rà soát các hộ còn lại để công tác tuyên truyền được hiệu quả, nhất là tuyên truyền Luật Cư trú, Biên giới. Tuy nhiên, xem ra rất khó ngăn chặn vì nhiều lý do bất khả kháng”, ông Chồng cho biết thêm.
 
Trước thực trạng nói trên, thời gian qua, Công an huyện Kỳ Sơn cũng đã phối hợp với cơ quan chức năng triển khai các kế hoạch cụ thể nhằm ngăn chặn việc người dân di cư tự do sang Lào. Tuy nhiên, với địa bàn vùng sâu, vùng xa nên gặp không ít khó khăn. Cũng trong thời gian qua, các lực lượng chức năng đã giao cho chính quyền cơ sở các xã biên giới vận động, tuyên truyền sâu rộng, giúp bà con hiểu rõ các quy định của Nhà nước đã quy định.
 
Qua những gì chúng tôi tìm hiểu thì thời gian qua, hiện tượng di cư tự do sang Lào của đồng bào dân tộc Mông ở huyện biên giới Kỳ Sơn đang rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hiện tượng nói trên. Trước mắt, cần có chính sách khuyến khích bà chăm lo phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Mặt khác, các cấp chính quyền cũng cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con nơi đây, sớm giúp họ “an cư lạc nghiệp”. Đồng thời, phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vận động, lôi kéo bà con vượt biên, di cư trái phép. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải huy động cả hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc một cách đồng bộ, kịp thời.
 
.

Ngọc Thái