Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201407/song-chung-voi-tu-than-mang-ten-asen-505588/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201407/song-chung-voi-tu-than-mang-ten-asen-505588/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Sống chung với tử thần mang tên Asen - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 05/07/2014, 16:24 [GMT+7]

Sống chung với tử thần mang tên Asen

Theo kết luận của Bộ Y tế, nồng độ Asen trong nước sinh hoạt của Khu đô thị mới Mỹ Đình II cao gấp 4 lần mức cho phép. Bộ Y tế đã có kiến nghị dừng hoạt động Trạm cấp nước Mỹ Đình II. Tuy vậy, sáng 4/7, có mặt tại Khu đô thị mới Mỹ Đình II, PV Báo CAND vẫn nhận được thông tin từ các hộ dân ở đây về việc trạm cấp nước này vẫn bơm nước bình thường. Điều đáng quan ngại là cả chục năm qua, dù biết nước nhiễm độc, dù “kêu” rất nhiều nhưng hàng nghìn hộ dân ở đây vẫn phải dùng nguồn nước này để sinh hoạt.
 
Sợ vẫn phải dùng
 
Sáng 47, có mặt tại nhà bà Phạm Thị Hoạch P812, nhà CT3A, Khu đô thị mới Mỹ Đình II, bà Hoạch đang chuẩn bị nấu cơm cho con và cháu về ăn sớm để gia đình còn có việc. Nước nấu cơm được bà rón rén lấy từ chiếc máy lọc nước, còn lại rau vẫn được bà Hoạch rửa bằng nguồn nước cấp từ Trạm cấp nước Mỹ Đình II dù biết đó là nguồn nước nhiễm Asen cao hơn mức cho phép. “Sợ thì vẫn phải dùng, nếu không dùng thì lấy nước ở đâu mà ăn uống, sinh hoạt. Nói thật với chú, nước nấu cơm dù có qua máy lọc rồi cũng vẫn chưa yên tâm, nhưng biết làm sao được”, bà Hoạch than thở. Chuyển về ở đây từ năm 2004, đến nay đã 10 năm cả gia đình bà phải sử dụng nguồn nước này và không hiểu đến nay sức khỏe cả gia đình bị ảnh hưởng như thế nào?!
 
Cũng trong tâm trạng, bà Bùi Thị Phương, P1002, nhà CT5 cũng hết sức lo lắng. Trước đây, nước sinh hoạt cho cả gia đình nhà bà vẫn được dùng từ nguồn nước cấp từ Trạm cấp nước Mỹ Đình II, nhưng từ hôm có kết luận của Bộ Y tế về việc nguồn nước của Trạm nước sạch này có mức Asen cao hơn 4 lần mức cho phép, gia đình bà phải đi mua từng bình nước lọc về để nấu ăn. “Trước đây, cứ thi thoảng đơn vị cung cấp nước lại gửi 1 bản xét nghiệm chất lượng nước của trạm nước sạch với các chỉ số rất an toàn. Không ngờ là sự việc lại thế này. Chúng tôi thực sự bị sốc. Ai cũng biết Asen là độc tố nguy hiểm như thế nào, ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe, thế mà hằng ngày chúng tôi phải dùng nó để ăn uống, tắm giặt”, bà Phương bức xúc cho hay.
 
Tổ dân phố số 3, Khu đô thị mới Mỹ Đình II có 204 hộ dân và có trên 200 cháu nhỏ. Với người già thì bức xúc, lo lắng cho mình chỉ là một phần mà lo hơn là những đứa con, đứa cháu nhỏ một thời gian dài qua phải dùng nguồn nước này. Bà Phạm Thị Hoạch P812, nhà CT3A bức xúc: “Chúng tôi già rồi, cũng gần đi đến Văn Điển rồi, nhưng còn lũ cháu nhỏ. Cả chục năm qua chúng phải đưa cái chất độc này vào người, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng sau này”. Cũng theo bà Hoạch, là Tổ trưởng Tổ dân phố số 3, thì cả Khu đô thị mới Mỹ Đình II này có 6 tổ dân phố với trên 10.000 hộ dân. Nhiều năm qua, hàng nghìn hộ dân phải sử dụng nguồn nước nhiễm Asen nặng thế này thì hậu quả là khôn lường. Bà Hoạch cho biết thêm, dù Bộ Y tế đã đề nghị dừng hoạt động Trạm cấp nước Mỹ Đình II, tuy nhiên, 5h sáng 4/7 ông Thái Văn Chinh cư dân khu nhà này đi tập thể dục qua trạm cấp nước vẫn thấy hoạt động đã báo với Tổ trưởng Tổ dân phố.
 
Gia đình bà Phạm Thị Hoạch, P812, CT3A dù lo sợ nhưng vẫn phải sử dụng nguồn nước nhiễm Asen
Gia đình bà Phạm Thị Hoạch, P812, CT3A dù lo sợ nhưng vẫn phải sử dụng nguồn nước nhiễm Asen
 
Những kết quả xét nghiệm bất bình thường?
 
Tìm hiểu thực tế từ Khu dân cư Mỹ Đình II, sự việc người dân bức xúc về nguồn nước sạch này đã xuất hiện từ năm 2012. Không tin tưởng vào kết quả xét nghiệm nguồn nước của Trạm cấp nước Mỹ Đình II công bố các tháng, các quý với các chỉ số “rất đẹp”, cư dân khu nhà CT3A đã tự đứng ra đi xét nghiệm độc lập. Việc lấy mẫu có biên bản ghi nhận và có sự chứng kiến của đại diện khu dân cư, của cư dân và cả người của Trạm cấp nước.
 
Ngày 30/1/2013, Viện Công nghệ Khoa học Môi trường trả kết quả với chỉ số Asen cao gấp 3 lần bình thường. Ngay sau khi có kết quả, cư dân đã kiến nghị với Trạm cấp nước Mỹ Đình II và nhận được lời hứa sẽ thay thế hệ thống lọc. Theo cư dân khu vực này, không biết là Trạm cấp nước đã thay thế hệ thống lọc thế nào vì không ai được biết mà cũng không có thông báo.
 
Đến ngày 9/9/2013, Trạm cấp nước lại công bố một bản kết quả xét nghiệm do Trung tâm Y tế dự phòng (Sở Y tế Hà Nội) phân tích với các chỉ số hết sức mĩ mãn. Các chỉ số đều ở trong và dưới mức cho phép, trong đó có Asen. “Chúng tôi tin tưởng vào kết quả này nên từ đó cứ yên tâm dùng nước sinh hoạt. Không ngờ theo kết quả xét nghiệm của Bộ Y tế mới đưa ra, mức Asen cao gấp 4 lần cho phép khiến cư dân ở đây ai cũng bức xúc”, bà Bùi Thị Phương, P1002, nhà CT5 cho biết.
 
Người dân cho rằng, kết quả xét nghiệm do cư dân lấy mẫu vào ngày 30/1/2013, do Viện Khoa học Công nghệ Môi trường phân tích thì nồng độ Asen cao gấp 3 lần bình thường. Sau hơn 1 năm, kết quả xét nghiệm vừa mới đây của Bộ Y tế, nồng độ Asen vượt gấp 4 lần. Trong khi đó, kết quả vào 9-9-2013 (quãng thời gian ở giữa 2 lần xét nghiệm của dân và của Bộ Y tế) của Trạm cấp nước lại thấp hơn rất nhiều mức cho phép là điều không bình thường. “Không chỉ có phiếu kết quả xét nghiệm ngày 9/9/2013, mà còn rất nhiều phiếu xét nghiệm được thông báo cho cư dân trước đó, nồng độ Asen đều ở mức rất thấp. Tuy nhiên, khi Trạm cấp nước lấy mẫu đi xét nghiệm thì không người dân nào được biết, dân chỉ được thông báo kết quả. Chính vì thế mà các kết quả của Trạm cấp nước khó có thể tin tưởng được”, ông Phạm Duy Thái P404, Phó ban quản trị khu nhà CT3B nói.
 
Theo phản ánh của cư dân, người dân đã yêu cầu được dùng nước sinh hoạt của Nhà máy Nước sạch sông Đà. Thời điểm hiện tại, Trạm cấp nước nói rằng đang dùng 50% nước của Nhà máy Nước sạch sông Đà, 50% nước từ nguồn nước của trạm. Tuy nhiên, thực tế có phải 50% nước sạch sông Đà hay không thì cũng không có bằng chứng nào chắc chắn. “Hằng tháng phải trả tiền nước sạch để dùng nước nhiễm Asen. Tiền chưa phải là câu chuyện chính, đáng nói nhất là nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của hàng nghìn con người, đơn vị nào chịu trách nhiệm hết được. Mấy ngày gần đây, dân cư rất bức xúc, là Tổ trưởng Tổ dân phố tôi phải gọi điện cho từng người để trấn an tinh thần họ”, bà Bùi Thị Phương, Tổ trưởng Tổ dân phố số 6, Khu đô thị Mỹ Đình II cho hay.
 
Tác hại của nước sinh hoạt nhiễm Asen
 
Nhiễm độc Asen ở mức độ thấp, mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư... Tình trạng nhiễm độc Asen lâu ngày người sử dụng có thể bị ung thư (gan, phổi, bàng quang và thận), nhẹ hơn thì bị viêm răng, khớp, gây bệnh tim mạch, cao huyết áp…

 

.

Nguồn: cand.com.vn