Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201406/gia-tang-vi-pham-chinh-sach-ds-khhgd-trong-can-bo-dang-vien-491761/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201406/gia-tang-vi-pham-chinh-sach-ds-khhgd-trong-can-bo-dang-vien-491761/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Gia tăng vi phạm chính sách DS - KHHGĐ trong cán bộ, đảng viên - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 03/06/2014, 08:48 [GMT+7]

Gia tăng vi phạm chính sách DS - KHHGĐ trong cán bộ, đảng viên

(Congannghean.vn)-Năm 2013 có 567/10.286 trường hợp (chiếm 5,5%) là cán bộ, đảng viên vi phạm, trong đó đã xử lý 505/564 trường hợp (đạt 90%) về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) theo Chỉ thị 09-CT/TU của BTV Tỉnh ủy Nghệ An về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DS-KHHGĐ. Những con số này cho thấy, tình trạng vi phạm chính sách DS-KHHGĐ nói chung và ở các cán bộ, đảng viên còn ở mức cao, cần sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, các tổ chức nhằm tiến tới cân bằng xã hội cũng như cơ cấu dân số.
 
Tháng 8/2013, một sự việc xảy ra đối với ngành giáo dục, khiến dư luận bất bình đó là việc ông Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD&ĐT) bị phát hiện về việc sinh con thứ 3. Sau khi các cơ quan vào cuộc, ngành giáo dục đã có kết luận và hình thức xử lý phù hợp đối với trường hợp vi phạm này. Đây chỉ là những "phần nổi" của "tảng băng chìm", bởi trên thực tế ở địa bàn tỉnh Nghệ An, qua đánh giá việc vi phạm về chính sách dân số nói chung và ở các cán bộ, đảng viên đang ngày một gia tăng. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này đó là do tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Cùng với đó là việc phát hiện, xử lý các cán bộ, đảng viên vi phạm còn chậm, chưa kịp thời, thiếu thống nhất dẫn đến công tác xử lý chưa dứt điểm, từ đó thiếu sức răn đe và tính nghiêm minh của pháp luật. Đây là một trong những nguyên nhân tạo nên sự gia tăng dân số, mất cân bằng giới tính, hạn chế chất lượng cuộc sống nói chung.
 
Cũng như các địa phương, thời gian qua, thị xã Thái Hòa đã có những chuyển biến rõ nét trong việc thực hiện chính sách này, nhất là sau khi địa phương được chia tách, bắt nhịp sự phát triển của một đô thị trẻ. Theo báo cáo, trong năm 2013, toàn Đảng bộ đã phát hiện, xử lý 5 trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm. Trước đó, vào năm 2012, cũng đã xử lý 8 trường hợp vi phạm về chính sách DS-KHHGĐ. Tại huyện Đô Lương cũng đã tiến hành xử lý 638 trường hợp, trong đó có 46 đảng viên vi phạm bị xử lý với hình thức cảnh cáo, nhất là 8 trường hợp đảng viên giữ vị trí lãnh đạo cũng đã bị xử lý nghiêm minh.
 
Già làng, người có uy tín tham gia tuyên truyền chính sách dân số tới dân bản
Già làng, người có uy tín tham gia tuyên truyền chính sách dân số tới dân bản
 
Thực tế cho thấy, tình trạng cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số, khi "vượt rào" để xảy ra tình trạng sinh con thứ 3 đều bị xác minh, kiểm tra và xử lý, đó là về mặt cá nhân. Tuy nhiên, khi cá nhân trong tổ chức đó bị vi phạm đã ảnh hưởng đến phong trào và các hoạt động của tập thể. Bởi hiện nay, trong số các cá nhân là đảng viên vi phạm đều chịu hình thức xử lý, tùy trường hợp nhưng nhiều tổ chức Đảng, cơ quan nơi cá nhân công tác đều bị liên đới trách nhiệm như hạ thi đua và còn xem xét trách nhiệm của cá nhân đồng chí thủ trưởng, người đứng đầu có cá nhân vi phạm.
 
Ngày 19/10/2012, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định 76/2012/QĐ.UBND về việc ban hành quy định một số chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh. Cơ quan chuyên môn cũng đã thống nhất bản cam kết thực hiện chính sách DS-KHHGĐ cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hưởng lương. Đáng chú ý, cùng với chính sách khuyến khích, khen thưởng trường hợp thực hiện tốt chính sách DS-KHHGD, ở Mục 4 (Xử lý vi phạm) thuộc Điều 5 của Quyết định cũng nói rõ: Xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm chính sách DS-KHHGĐ theo quy định của pháp luật hiện hành và bản cam kết đã ký với cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú.
 
ụ thể:  Đối với cán bộ, công chức, viên chức (kể cả hợp đồng lao động), cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang: Sinh con thứ ba trở lên (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: Bị khiển trách, làm đơn rút tên khỏi chức danh lãnh đạo (nếu có chức vụ); thuyên chuyển vị trí công tác khác; không đưa vào xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong 5 năm kể từ ngày vi phạm, nếu có trong quy hoạch thì xem xét đưa ra khỏi chức danh quy hoạch hiện tại; không xem xét thi nâng ngạch, chuyển ngạch, không xét nâng bậc lương trong 3 năm kể từ ngày vi phạm. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật, nếu tiếp tục sinh con thứ tư trở lên thì tiến hành xử lý kỷ luật với các hình thức cao hơn.
 
Các đối tượng khác sinh con thứ ba trở lên thì khiển trách và phê bình công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và xử lý theo quy định của hương ước, quy ước nơi cư trú; không được xét danh hiệu Gia đình văn hóa và phải đóng góp một khoản kinh phí theo cam kết cho Ban DS-KHHGĐ xã, phường, thị trấn có giá trị từ 1 - 2 triệu đồng cho 1 lần vi phạm. Mức cụ thể do UBND trình HĐND huyện, thành, thị quy định. Tập thể và cá nhân thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có thành viên thuộc cấp quản lý trực tiếp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ thì bị hạ loại thi đua và không xem xét danh hiệu đơn vị văn hoá trong năm có vi phạm.
 
Vi phạm chính sách DS-KHHGĐ không chỉ tạo tiền lệ không tốt, làm giảm hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ mà còn là nguy cơ bùng phát trở lại về sự tăng dân số. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả các hoạt động cần chú trọng hoạt động truyền thông trực tiếp, nhất là tại cơ sở và chính các cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số, đặc biệt là tại các địa phương miền núi, dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời cần phát hiện kịp thời và kiến nghị cấp có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên cơ sở lấy tiêu chí này để đánh giá, xếp loại, khen thưởng hàng năm. Bên cạnh việc đề cao trách nhiệm thuộc cá nhân người vi phạm còn là trách nhiệm của thủ trưởng, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành và chính quyền các địa phương, có như thế mới đem lại hiệu quả đối với chính sách này.
.

Xuân Thống