Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201402/chan-chinh-quan-ly-hoat-dong-dich-vu-tai-cac-den-chua-dip-dau-nam-449618/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201402/chan-chinh-quan-ly-hoat-dong-dich-vu-tai-cac-den-chua-dip-dau-nam-449618/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chấn chỉnh quản lý hoạt động dịch vụ tại các đền, chùa dịp đầu năm - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 11/02/2014, 08:53 [GMT+7]

Chấn chỉnh quản lý hoạt động dịch vụ tại các đền, chùa dịp đầu năm

(Congannghean.vn)-Đã thành thông lệ, đầu năm là dịp người dân khắp cả nước nô nức với các lễ hội, tìm kiếm địa điểm du Xuân, thăm viếng đền chùa, cầu lộc, cầu phúc, cầu an… Đây là nét đẹp văn hóa cổ truyền của người Việt, là cầu nối giữa thế giới thực tại với thế giới tâm linh, nhớ về cội nguồn… Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động thăm viếng đền, chùa hiện nay còn nhiều điều đáng bàn, cần phải chấn chỉnh sớm, đưa hoạt động văn hóa vào nề nếp để nét đẹp này mãi in đậm trong tâm thức mỗi người Việt.

Hiện nay, trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đang có hàng trăm ngôi đền, chùa … có giá trị lịch sử và bề dày văn hóa, như: Đền thờ ông Hoàng Mười, đền thờ vua Quang Trung, đền thờ vua Mai, đền Quả Sơn, đền Cờn (Nghệ An); chùa Hương Tích, chùa Am, đền Bà Bích Châu, đền Chợ Củi (Hà Tĩnh)... Tại những nơi này, hiện còn lưu giữ nhiều sắc phong quý giá, được tấn phong dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Hiện tại, trong số hàng trăm ngôi đền, chùa cổ, có nhiều địa điểm đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cấp trung ương… Đó vừa là vinh dự, là trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa của các thế hệ hôm nay và mãi mãi về sau.

Nhộn nhịp cảnh bói toán ở đền ông Hoàng Mười
Nhộn nhịp cảnh bói toán ở đền ông Hoàng Mười

Những năm qua, mặc dù ngành văn hóa các cấp từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều văn bản, chỉ thị chấn chỉnh hoạt động tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo… nhằm đưa mọi hoạt động đi vào nề nếp, đảm bảo nghi thức, tính tôn nghiêm chốn linh thiêng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, tại một số điểm di tích lịch sử, văn hóa, đền chùa… ở Nghệ An và Hà Tĩnh, việc quản lý các hoạt động “dịch vụ” đang hết sức lỏng lẻo. Điều đó phần nào đã làm giảm đi nét đẹp văn hóa tâm linh ở những chốn thâm nghiêm. Năm nào cũng lặp lại những hình ảnh không đẹp đó, nhưng “bài thuốc trị liệu” của các cấp, các ngành dường như không có hiệu nghiệm.

Đầu tiên, cần phải nói đến cách bố trí hoạt động dịch vụ tại các điểm di tích, đó là cảnh lộn xộn buôn bán đồ lễ, chỗ gửi xe, hàng ăn uống… khiến du khách không mấy thiện cảm. Những ngày đầu năm, chúng tôi có mặt tại một số điểm tập trung đông du khách viếng đền chùa ở thành phố Vinh như: Đền Hồng Sơn, chùa Cần Linh, đền thờ vua Quang Trung… Đặc biệt nhất, tại đền thờ ông Hoàng Mười thuộc địa phận xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, luôn tập trung đông du khách hành hương đến đây vãn cảnh, cầu phúc, cầu lộc…

uy nhiên, ngay cổng vào đã thấy trải dài những ki-ốt bán đồ lễ hương vàng, cau trầu, bãi gửi xe hết sức lộn xộn; đi tiếp vào phía trong là hàng chục người xin ăn, già có, trẻ có, tàn tật có, lành lặn có…  nằm vạ vật ra đường, tất cả tạo nên một khung cảnh nhếch nhác. Tiếp đó, tiến vào phía trước cửa đền, cũng là một cảnh tượng bát nháo, nào là chỗ bán đồ ăn như: ngô luộc, sắn dây luộc, bánh gói… bên kia bày bán tấu, sớ, lá số… các loại. Rồi thì những lời chào mời du khách mua hàng, tạo nên khung cảnh lộn xộn đến chóng mặt.

Có một điều chúng tôi không khỏi băn khoăn, dường như du khách đi đền cầu khấn đầu năm chỉ mang tính “phong trào”, nghe nói ở đâu linh thiêng là đi, trong khi phần đông trong số họ có thể chưa hiểu hết lễ nghi, cách khấn, vái đúng lễ tục. Một người bán sách tại đền ông Hoàng Mười cho biết: Du khách đến đây khấn vái xong, đốt vàng mã rồi đi xóc quẻ để xem vận mệnh của bản thân năm nay ra sao, chứ mua sách để tìm hiểu về lịch sử ngôi đền thì ít lắm!

Buổi sáng ngày 7/2 (mồng 8/1 âm lịch), có mặt tại đền ông Hoàng Mười, chúng tôi ghi nhận có ít nhất 6 người, gồm cả đàn ông, đàn bà đang “giải quẻ”  cho du khách trước đền. Theo ghi nhận của chúng tôi, “giải quẻ” chỉ là cái cớ, cái sâu hơn là hoạt động “bói toán” đang “núp bóng” ở đây. Ghi nhận hơn chục du khách đến “giải quẻ”, chúng tôi thấy rằng, các bà cô, ông thầy ở đây đều phán chung chung cho tất cả mọi người về công danh, tiền tài, địa vị… nếu ai có hỏi phương cách để được tốt hơn thì thầy bảo, mua chai nước lọc đưa lên đền khấn, rồi mang về uống sẽ được phù hộ…

Thế nhưng, mỗi người đều phải bỏ ra ít nhất là 30.000 đồng (chỉ trong vòng chưa đầy 3 phút) cho mỗi lần giải quẻ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hoạt động bói toán không chỉ diễn ra ngang nhiên ở đền thờ ông Hoàng Mười mà còn cả ở những nơi khác như: đền Cờn, đền Chợ Củi…

Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các đền, chùa… cũng chưa thực sự an toàn tuyệt đối. Mới đây, từ một mâu thuẫn có sẵn, hai nhóm thanh niên đã lao vào ẩu đả nhau ngay tại chùa Hương Tích (Can Lộc - Hà Tĩnh), làm một thanh niên tử vong. Những hiện tượng đó đã vô hình chung làm méo mó hoạt động văn hóa chốn linh nghiêm. Ngoài ra, tình trạng trộm cắp, móc túi, cờ bạc… thi thoảng vẫn còn diễn ra ở một số địa điểm.

.

Đức Ân