Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201310/31499-lay-lat-phan-doi-cua-mot-cuu-thanh-nien-xung-phong-414905/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201310/31499-lay-lat-phan-doi-cua-mot-cuu-thanh-nien-xung-phong-414905/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Lay lắt phận đời của một cựu thanh niên xung phong - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 21/10/2013, 08:00 [GMT+7]
31499

Lay lắt phận đời của một cựu thanh niên xung phong

Chỉ biết tuổi, không nhớ năm sinh
 
Lần theo địa chỉ của ông Nguyễn Đông Thành, nguyên Chủ tịch UBND xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu cung cấp, chúng tôi tìm đến “chòi” của cựu thanh niên xung phong Lê Minh Chu.
 
Cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là lối đi nhỏ leo lên chân núi “thảm” đầy bùn nhão nhoẹt và nước khiến khó khăn lắm chúng tôi mới lên được ngõ nhà ông nằm ở lưng chừng núi tại xóm 1 xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu. Nhìn bộ dạng người đàn ông với tấm thân xương xẩu nhăn nheo, đôi mắt hum húp, chúng tôi không thể ngờ, người đàn ông này đã có một quá khứ đầy vinh quang với những tháng năm tuổi trẻ góp đá phá đường, san lấp hố bom cho từng đoàn xe từ Bắc vào Nam, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
 
Ông Chu và tài sản duy nhất trong nhà ông Chu
 
Thấy chúng tôi sốt sắng muốn nghe những tâm sự giãi bày của mình, ông Chu mời chúng tôi vào nhà để nói chuyện. Khi chúng tôi hỏi ông sinh năm bao nhiêu thì suy nghĩ một lúc rồi ông nói: Tôi nhớ mình đã 75 tuổi còn năm sinh thì không biết.
 
Và một quá khứ vinh quang
 
Ông Chu cho biết: “Năm 1965, tôi lên đường làm nhiệm vụ thanh niên xung phong (TNXP) san lấp hố bom, sửa chữa vá đường tại các huyện miền Tây Nghệ An. Đến năm 1968 thì về quê và tiếp tục đi xe đạp thồ hàng từ Hoàng Mai vào Quảng Bình. Nhiều đêm phải đi liên tục theo đường rừng để tránh máy bay ném bom. Hàng hóa mà đoàn xe thồ chúng tôi chở là gạo thóc, đường, mì tôm và có lúc cả đạn.
 
Đến năm 1972, không đi xe thồ nữa, vừa về nhà thì một trận bom B52 của giặc Mỹ đã dội xuống căn nhà của mình. Tôi nhớ rất rõ, hôm đó là ngày 12/10/ 1972, cả bố mẹ và tôi thoát nạn, duy chỉ có đứa em trai tên là Lê Minh Hoàng chết cháy trong nhà. Cũng vì thế, sau này bố mẹ tôi sinh bệnh rồi cũng qua đời. Sau khi hòa bình lập lại, tôi như người trắng tay vì cả bố và mẹ đều mất, tôi lấy vợ, bà là người tôi quen trong một lần đi xe thồ. Lúc này không có vốn làm ăn nên tôi được một người giới thiệu ra Na Rì Bắc Cạn đào đãi vàng thuê cho một chủ “bưởng” người Hà Nam với ngày công là ba bữa gạo cộng rau muống.
 
Cuộc sống tại đây rất cơ cực. Có ngày chủ “bưởng” phát hiện người làm công dấu vàng đã cho đệ tử đánh đến chết rồi xô xuống hố đãi vàng lấp luôn. Nhìn cảnh tượng hãi hùng đó mà tôi luôn luôn lo sợ cái ngày đó cũng sẽ đến với mình. Nhiều đêm tôi có ý định chạy trốn, nhưng chưa kịp thực hiện đã thấy chủ “bưởng” dẫn về một người bỏ trốn bị bắt được và chôn xuống hố nên đành im ắng chờ thời cơ. Sau này, để khống chế các phu vàng, bọn chủ “bưởng” còn bắt các phu hút thuốc phiện, ma túy mà như chúng nói là “để khỏe mà làm việc”.
 
Căn nhà giống như một túp lều trên núi của vợ chồng ông Chu
 
Và rồi tôi cũng trở thành nạn nhân của ma túy sau nhiều lần chúng “phát” cho không để sử dụng. Cứ cuối năm là bọn chủ “bưởng” cho lĩnh lương, sau khi trừ chi phí, mỗi năm còn 1 triệu đồng. Thấy không có tiền gửi cho vợ con mà tiền mua thuốc hút cũng dần dần không có, vào một đêm tối trời mưa, lợi dụng bọn chủ “bưởng” ngủ say, tôi rón rén lẻn ra khỏi trại và lao vào rừng chạy thục mạng gần 5 tiếng đồng hồ thì ra tới Quốc lộ. Rồi tôi đón xe về nhà trong cảnh thân tàn ma dại mà cả vợ và con đều không tin là tôi vẫn còn sống. Hôm đó là ngày 16/12/1984”.
Đến mưu sinh bằng nghề tắm rửa tử thi
 
Ông Chu chậm rãi kể tiếp: “Về nhà, sau ít ngày người làng trên, xã dưới đến thăm hỏi, tôi bắt đầu ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, không có tiền nuôi con cái ăn học, tôi phải cho các con học chỉ hết lớp 2 rồi nghỉ đi làm thuê và “tự” kiếm vợ, kiếm chồng. Đến nay, tất cả bốn người con (hai trai, hai gái) đều đã có gia đình nơi xứ người.
 
Con đi làm thuê, thi thoảng mới về, ở nhà chỉ có hai ông bà nên không có tiền để chu cấp cho cuộc sống. Ngày ngày, bà Đào kiếm được ít tiền lẻ bán ốc không đủ sống nên ai thuê gì tôi làm nấy. Ban đầu, trong làng có người bị bệnh nằm liệt giường, hơn 1 năm bị chết, con cái không ai dám tắm rửa, thay quần áo nên đành thuê người ngoài làm.
 
Và thế là họ tìm đến tôi. Biết là bẩn, nhưng vì không làm thì không có tiền mua gạo nên tôi nhận lời làm giúp họ. Cứ thế dần dần tôi khâm lượm, tắm rửa cho người này tới người kia mà không hề đòi hỏi chủ nhà trả nhiều hay ít tiền. Vừa làm giúp họ vừa kiếm tiền, không chỉ tắm rửa khâm lượm mà ngay cả chuyển đồ sinh hoạt của người chết, đánh trống, thổi kèn, dần dần trở thành “sở trường” của tôi. Đến nay, đã hơn 20 năm tôi làm nghề khâm lượm này”.
 
Nhìn ba bức tường xây gạch táp lô, tài sản trong nhà duy nhất có chiếc ti vi nhỏ với hai cái giường đủ “khép kín” 10 mét vuông nhà, tôi dạm hỏi: Sao ông không làm nhà mà ở? Ông Chu buồn bã trả lời: “Chưa có đủ tiền thuốc, tiền ăn thì làm sao có nhà mà ở. Là hộ nghèo nhưng có quyền lợi gì đâu ngoài hai cái thẻ bảo hiểm y tế mô”. Tôi cũng đã làm chế độ thanh niên xung phong, nhưng họ bảo phải có 5 đến 6 triệu thì mới “lo” xong, mà gia đình tôi thì làm gì có tiền. Thế là đành phải nghỉ suốt từ đó cho đến nay mà không ai dám làm hộ”.
 
Chia tay ông Chu, nhìn cái “chòi” chơ vơ trên lưng chừng núi mà tôi không sao cầm được nước mắt và nói lời tạm biệt với ông. Tôi tự hỏi, có phải ông làm nghề khâm lượm tử thi nên thần linh đã ban cho ông sức khỏe để một con người 75 tuổi sống kiếp cơ cực vẫn yêu đời và có sức khỏe để giúp ích cho nhiều người. Tâm sự của ông C lúc chia tay cứ ám ảnh tôi mãi: “ Rồi không biết đến lúc tôi nhắm mắt xuôi tay biết lấy tiền đâu để thuê người tắm rửa, khâm lượm.” Nhìn dáng ông khuất dần sau núi mà tôi thấy cay cay nơi sống mũi.

Xuân Bảy
.