Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201309/30860-phong-benh-dau-mat-do-nhu-the-nao-402981/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201309/30860-phong-benh-dau-mat-do-nhu-the-nao-402981/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Phòng bệnh đau mắt đỏ như thế nào?! - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 19/09/2013, 16:51 [GMT+7]
30860

Phòng bệnh đau mắt đỏ như thế nào?!

Triệu chứng:
 
Ban đầu người bệnh thường có cảm giác cộm, ngứa, nóng rát trong mắt, cảm giác như có hạt cát trong mắt; kèm theo là sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhiều, một số trường hợp chảy nước mắt kèm theo dịch màu hồng. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt sau một vài ngày thì lây sang mắt kia. Mi mắt có biểu hiện sưng nề, mắt đỏ ra nhiều rử mắt và sưng rất nhanh, có thể thấy xuất huyết ở lòng trắng của mắt. Một số trường hợp nặng có thể có màng giả mạc trên kết mạc mắt, giả mạc mủn và dễ bóc, nhưng có thể xuất hiện lại rất nhanh chóng. Buổi sáng khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng. Viêm kết mạc thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh thường xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia. 

 

Cách chữa và điều trị bệnh đau mắt đỏ

 

Mặc dù nguyên nhân là do virus nhưng  hiện chưa có thuốc đặc hiệu diệt virus gây đau mắt đỏ. Một số thuốc đang có hiện nay như  acyclovir, zovirax... chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của virus. Nếu dùng thì cũng không làm bệnh nhanh khỏi hơn mà chỉ hỗ trợ quá trình diễn biến của bệnh diễn ra thuận lợi.

 

Dùng kháng sinh chỉ có tác dụng phòng bội nhiễm và thúc đẩy quá trình lành bệnh nhanh hơn thôi. Đối với kháng sinh chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ, kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân đau mắt đỏ.  Dùng một trong các loại kháng sinh sau đây: tobramycine 0.3% (tobrex, toeycine), quinolone (oflovid, cravat, okacin, vigamox), neomycine và polymycine B (cebemycine).

 

Nhỏ nước muối sinh lí thường xuyên sẽ phòng đau mắt đỏ

 

Ngoài ra nên dùng bổ sung thêm nước muối sinh lý và nước mắt nhân tạo.

 

 Nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo sẽ rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm êm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Các chế phẩm trên không có chất kháng sinh cũng không có chất diệt virut nhưng vẫn được kê đơn rộng rãi là nhờ những tính năng trên. Một số chế phẩm nước mắt nhân tạo trên thị trường như Systan Ultra, Oculotect, Sanlein, Tear Natural…

 

Ngoài ra bệnh nhân có màng giả mạc trên kết mạc cần phải đươc loại bỏ và vệ sinh mắt bằng dung dịch kháng khuẩn, nên khám lại sau 2-3 ngày để đảm bảo không còn màng giả mạc tái tạo.

 

Lau rửa dịch dử mắt nhiều lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay.

 

Đối với trẻ em cần tăng cường chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng do vậy nhanh lành bệnh hơn.

 

Có nên uống kháng sinh, uống thuốc chống sưng nề hay chống viêm?

 

Hoàn toàn không cần thiết. Kháng sinh không phải là vũ khí để chống chọi với mầm bệnh virus. Tuy một vài bệnh nhân đặc biệt là trẻ nhỏ có sốt nhẹ, đau họng, sưng hạch, ho húng hắng... nhưng đó là triệu chứng xâm nhập của virut vào cơ thể và phản ứng của hệ bạch huyết. Do vậy không cần phải dùng kháng sinh. Thuốc chống sưng nề, chống viêm có lẽ chỉ làm bác sĩ và bệnh nhân yên tâm hơn chứ không có tác dụng thực tế.

 

Có nên dùng các phương thức điều trị dân gian?

 

Rất nhiều người xông lá trầu không, lá dâu, lá tre trước khi đi khám bác sỹ..., các phương pháp này tuy có làm người bệnh dễ chịu đôi chút nhưng không hề làm bệnh mau khỏi, một số bệnh nhân xông lá có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc, xuất huyết dưới kết mạc và sưng nề hơn sau khi xông lá.

 

Việc dùng các thuốc nhỏ mắt có corticoid có tác dụng như thế nào?

 

Một số chế phẩm có corticoid như  Polydexa, Dexacol, Clodexa, Ticoldex  đã từng gây kinh hoàng cho rất nhiều bệnh nhân bởi rất nhiều tai biến của chúng. Ai cũng biết đây là con dao hai lưỡi trong điều trị học nhãn khoa. Tuy nhiên trong viêm kết mạc dịch, quan điểm có vẻ cởi mở hơn. Các thuốc giảm viêm dùng sau ngày thứ 5 kể từ lúc phát bệnh có vẻ làm bệnh diễn tiến nhanh theo chiều hướng tốt. Một vài trường hợp cá biệt bệnh sẽ nặng lên do những nguyên nhân sau đây: chẩn đoán nhầm, kháng sinh không đủ hiệu lực che chở nhiễm khuẩn.

 

Sau cùng thì chúng ta vẫn nên nhớ một nguyên tắc là: không được sử dụng các sản phẩm có cortizol nếu không có đơn của thầy thuốc chuyên khoa mắt. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh .Cách ly người bệnh và điều trị tốt cho họ. Tránh không đến nơi có nhiều bệnh nhân mắt trong mùa dịch như bệnh viện, siêu thị, các trung tâm vui chơi giải trí... Rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng nhiều lần trong ngày, rỏ nước muối vệ sinh mắt... là cách bảo vệ chúng ta khỏi những phiền toái do viêm kết mạc dịch. 

 

 

Phòng bệnh đau mắt đỏ như thế nào ? 

 

Vệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan Đau mắt đỏ.

- Không dụi mắt bằng tay.

- Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng.

- Hạn chế ngủ chung giường với người bệnh trong thời gian đau mắt đỏ và sau khi khỏi bệnh ít nhất 1 tuần 

- Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.

- Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.

- Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.

- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

- Nếu trẻ bị bệnh nên để ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

- Nếu mắc bệnh, sau khi điều trị 4 - 5 ngày nếu bệnh vẫn chưa thuyên giảm thì cũng không nên lo lắng đi khám nhiều nơi tốn tiền, nên quay lại cơ sở khám mắt ban đầu để vệ sinh mắt và được bác sỹ tư vấn thêm.

 

Bệnh đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có những loại nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có loại nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần điều trị. Quan trọng là chúng ta phải biết cách nhận biết những dấu hiệu để chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị thích hợp nhằm tránh những tổn hại về sau.


T.H
.