Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201304/27768-nghi-luc-cua-nguoi-dan-ba-gom-rac-cho-xa-391520/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201304/27768-nghi-luc-cua-nguoi-dan-ba-gom-rac-cho-xa-391520/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nghị lực của người đàn bà gom rác cho xã - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 22/04/2013, 09:00 [GMT+7]
27768

Nghị lực của người đàn bà gom rác cho xã

Chị tên là Ngô Thị Xuân, sinh năm 1958 ở xóm 1, xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).
 
Cuộc đời chị là cả một chuỗi ngày đau khổ. Nhà có 3 chị em, mẹ mất sớm nên chị vừa phải làm chị, vừa phải làm mẹ cùng bố nuôi hai em khôn lớn. Lo việc lập gia đình cho em mà chị quên mất mình cũng cần một mái ấm.
 
Quá lứa lỡ thì, chị về làm vợ một người đàn ông đã ly dị. Lập gia đình từ năm 1990, chị sinh hạ được cháu Nguyễn Mạnh Sỹ (SN 1992) thì người chồng bội bạc đã bỏ mẹ con chị ra đi. Chị ôm con lang thang khắp nơi, bố mẹ mất, trong túi không có một đồng, không một thước đất cắm dùi.
 
Được một người bạn cho ở tạm trong cái chòi canh cá trên bờ ao, chòi vừa nhỏ lại thấp, muốn vào trong phải cúi người xuống, mùa hè thì nóng hầm hập, đến mùa mưa lũ nước ngập hơn nửa chòi. Nhưng đối với chị, có “nhà” ở là đã tốt lắm rồi.
 
Đáng khâm phục là dù khó khăn, không nhà không cửa chị vẫn tảo tần nuôi con ăn học. Em Nguyễn Mạnh Sỹ hiện nay đang là sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội. Vì không có đất để sản xuất nông nghiệp nên cứ 7 giờ, bất kể trời mưa hay trời nắng, chị ăn vội bát cơm và đạp xe đi nhặt bao phế liệu, đến 16 giờ lại đạp xe lên TP Vinh để bán.
 
Chị Xuân trong căn nhà của mình
 
Một ngày chị nhặt được khoảng 50 tấm (bao xi măng), một tấm bán được 500 đồng, tính ra mỗi ngày chị kiếm được 20.000 đồng. Ngoài việc đi nhặt bao phế liệu, chị còn đi chở rác về tập kết tại 1 điểm cho xã, 1 tuần chị đi chở rác 1 lần, 1 tháng xã trả lương cho chị là 250.000 đồng. Như vậy, mỗi tháng thu nhập của chị khoảng từ 800.000 đồng, số tiền đó không đủ để vừa trang trải cuộc sống vừa lo cho em Sỹ ăn học nên chị phải chạy vạy vay chỗ này bù vào chỗ kia.
 
Chị Xuân cho biết, để nuôi con ăn học, chị phải vay mượn nhiều nơi. Số tiền nợ của chị hiện nay đã lên đến gần 70 triệu đồng, vì khi đó không có đất canh tác, đến chỗ ở của chị cũng bao bọc là ao, là mương nên muốn nuôi con gà, con lợn cũng không có chỗ nuôi.
 
Em Sỹ còn học thì số nợ kia cũng sẽ không ngừng tăng lên. Nhiều người bàn lùi với chị cho con đi xuất khẩu lao động nhưng chị không đồng ý, với chị “cái chữ là rất quan trọng, mình khổ vì không được học hành đến nơi đến chốn, không thể để con cũng khổ như mình được”, chị chia sẻ.
 
Trong căn chòi ấy có 1 cái xe đạp đã cũ, 2 ghế nhựa, 2 cái giường gỗ, 2 cái bàn thấp lè tè để bộ ấm chén đã cũ kỹ. Đó là những thứ chị đi mua phế liệu mang về hoặc bà con làng xóm cho dùng đỡ, nhưng đối với chị đó là những thứ đẹp đẽ và rất cần thiết.
 
Được hỏi về em Sỹ, ánh mắt chị ánh lên tự hào: “Cháu ngoan lắm cô ạ, đi học thì không nói chứ vào các dịp Tết, hè về nhà là lại đi phụ hồ đỡ đần cho mẹ. Càng thương con, tôi lại càng cố gắng để cho cháu học hành thành đạt”.
 
Làm việc là thế nhưng ăn uống không đầy đủ nên nhìn chị rất gầy, người ta ước được nhiều tiền, ước được hạnh phúc ấm no, riêng chị, chị chỉ ước mình có đủ sức khỏe để sang năm đi ở đợ cho nhà người ta lấy tiền nuôi em Sỹ ăn học nên người. Nghe cái ước mơ nhỏ nhoi của chị không ai khỏi chạnh lòng.

Hải Sâm
.