Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201208/22070-noi-long-cua-nguoi-me-tu-toi-dam-duoi-vi-con-395900/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201208/22070-noi-long-cua-nguoi-me-tu-toi-dam-duoi-vi-con-395900/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nỗi lòng của người mẹ tù tội “đắm đuối vì con” - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 02/08/2012, 16:24 [GMT+7]
22070

Nỗi lòng của người mẹ tù tội “đắm đuối vì con”

Nỗi lòng người mẹ “đắm đuối vì con”

 

Đôi mắt chị hõm sâu với đủ nét từng trải của cuộc đời. Cách chị nhìn không e ngại, bởi hình như, với chị, sự đối diện, nhìn thẳng là cách che giấu nỗi sợ hãi ổn thoả nhất. Cái ngày chị nhận bản án 15 năm tù giam với tội danh tàng trữ, buôn bán trái phép chất ma tuý, Sen trong mắt những người có mặt tại phiên xét xử ấy cũng vậy. Có gì đó thản nhiên đến điềm nhiên đón nhận bản án, có gì đó ngạo mạn một chút của người đàn bà từng va đập, trầy xước vì mất mát. Nhưng ẩn chứa sau cái vỏ bọc tưởng chừng hoàn hảo ấy là một mối tâm sự tuyệt vọng, bi quan và nỗi sợ hãi cùng cực.

Người phụ nữ đó hiểu luật nhân quả ở đời, và từng sống trong trạng thái đau đớn, khốn khổ, nhưng vì những đứa con thơ vô tội, chị lại gắng gượng sống. Vì thiên chức của một người làm mẹ, vì bản năng vô hình song mãnh liệt tới kỳ diệu của một người mẹ, Sen sống lại giữa tuyệt vọng. Cho dù, chị chỉ là một người mẹ cô đơn trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc cho mình và những đứa con nhỏ dại.

Cái ngày định mệnh chia rẽ đó, chồng Sen, người bố ruột mà như hờ, cũng có mặt. Nhưng hình như anh ta chẳng quan tâm. Hay vì anh ta cũng quen quá cái hình ảnh mà ở đó là tòa án, có ông chánh án và có một kẻ phải đứng trước vành móng ngựa. Anh ta nghiện nặng, lang bạt và chẳng nghề ngỗng gì. Vợ anh ta đứng đó, chờ đợi ngày phải trả giá. Nhưng khi người đàn bà cố quay lại, tìm đâu đó một ánh mắt để xua bớt âu lo thì có kẻ lại lảng tránh. Đó chẳng phải một đòi hỏi vô nghĩa cho một số phận mệt nhoài hay sao?

Sen có năm đứa con trai. Vì thế, gia đình thực sự là một gánh nặng mòn mỏi đôi vai người đàn bà khổ sở. Còn may, chồng chị chẳng đá

nh chửi vợ con bao giờ, nhưng anh ta cứ im lặng. Sự im lặng khốn khổ. Chồng Sen cứ âm thầm bán hết những thứ có giá trị mà đến cùng cực, người mẹ phải khóc nấc, gục ngã trước thực tế nhẫn tâm. Chị đã không còn đường lùi, năm miệng ăn mẹ không lo, bọn trẻ chẳng biết bám víu lấy ai. Và thế chị sa ngã.

Ngày Sen lấy chồng, cô đang mang thai đứa bé đầu lòng. Nhưng ai cũng biết, cô gái trẻ thị thành Nam Định mới chỉ mười sáu tuổi. Cái độ tuổi còn chưa rõ ràng về cuộc đời mình, Sen đã phải đón nhận sinh linh bé bỏng, tròn trịa, đáng yêu đó. Sen làm mẹ ở tuổi mười sáu trong lo âu: “Lúc đó còn chẳng biết bế đứa trẻ ra sao, còn chẳng biết chăm sóc nó thế nào. Lo sợ chứ, đắn đo chứ, nhưng số phận đã an bài rồi. Phải học, phải cố và phải gắng thôi. Con trai bé bỏng của mình không có tội”. Rồi mọi thứ cũng đã vào quỹ đạo, cho dù sự chuẩn bị tâm lý vội vã cùng muôn vàn trắc trở.

Sen là một cô gái cá tính, ngay cả khi đã làm mẹ. Sen lăn lộn giữa cuộc đời với mọi nghề. Cô thừa hiểu thói lừa lọc và trả giá cho mọi thứ diễn biến giữa đời sống xô bồ đó một cách tự nguyện. Nhưng việc sa ngã thì không thể biện minh. Chỉ có điều, buôn bán, tàng trữ ma túy là một công việc tồi tệ mà người mẹ đó lựa chọn để nuôi nấng lũ con trưởng thành. Nhưng hơn cả, lại còn chăm sóc được một ông chồng vô dụng nhưng nghiện ngập. Vậy chẳng phải lợi cả đôi đường, và bóng tối vẫn chỉ dập dòm một số phận con người lẻ loi, vội vã.

 

Những đứa con trai của Sen cứ lớn dần lên dưới chiếc nôi trong sáng mà mẹ chúng cất công che giấu. Chẳng đứa nào biết mẹ chúng làm gì để có tiền, làm gì để kiếm từng bữa ăn, đóng từng tháng học. Hai đứa sống với ông bà nội, ba đứa sống với ông bà ngoại. Sen và ông chồng phải tách khỏi bọn trẻ, cô quyết định và dùng mọi cách để làm được điều đó. Bởi tất cả những gì bản năng của người mẹ đang làm, đó là đưa những đứa con đến một tương lai, bước qua ngưỡng cửa hạnh phúc nhất có thể. Đáng tiếc, công cụ và hành động thật chẳng ngợi ca một chút nào.

Sen là một người phụ nữ trải đời. Cô đã bước qua mọi biến cố cùng vô vàn trả giá nhưng nhỏ lẻ. Cuộc đời vẫn đang xua cô đi vào một vũng lầy tội lỗi, cho dù lẽ sống bắt buộc người phụ nữ phải dấn thân, phải chịu đựng. Sen thận trọng với mọi mối quan hệ làm ăn. Chẳng ai dễ dàng được làm đối tác của người phụ nữ trẻ nhưng già dặn đó. Phải qua đủ các lý do để chứng minh, cuộc giao dịch được an toàn. Sen đã thành công và hoàn hảo với vỏ bọc một người mẹ đầy tình thương. Nhưng đi đêm mãi cũng có ngày gặp ma, Sen hiểu nhưng có lẽ, không đủ sức để làm gì đổi thay.

Cái ngày đó rồi cũng đến. Sen và băng nhóm của mình đã phải trả giá cho mọi hành vi tội lỗi. Người ta bao quanh nhà cô cái ngày bị lung tung khám xét. Người ta cũng thấy hình hài cô dưới cái vòng xoáy nghiệt ngã. Người ta cười, người ta mỉa mai. Nhưng thật cay độc, Sen phải chấp nhận và thỏa đáng với cách cô đã lựa chọn nhưng quá bất chấp. Người mẹ vì gia đình, vì đàn con, vì cả một ông chồng nhưng lại nhẫn tâm hại biết bao gia đình, số phận khác. Điều đó chẳng ai có thể thứ tha. Và trong số đó, liệu có đứa nào trong đám con của cô, lấp ló và lặng lẽ trong đám đông, nhìn về phía mẹ nó và đau đớn?
 
Nụ cười bừng sáng trong “Ngày của mẹ”
 
Chẳng ai biết, Sen cũng không dám nghĩ đến cái kết quả nào. Chỉ biết, từ ngày cô vào trại giam, mỗi thằng cả thi thoảng gọi điện hỏi thăm người mẹ đáng thương. Không phải nó giận mẹ, không phải nó căm ghét vì người mẹ vào tù. Mà vì, Sen không chịu nổi cảnh chúng nó khóc thương, không chịu nổi những phút giây ngồi trong tù mà khiến bầy con nhung nhớ. Cô quá hối hận, quá tiếc nuối những ngày tháng có thể bên bọn trẻ trôi qua trog bình yên. Tiếc, khóc và giàn giụa trong từng câu nói trước mặt tôi.

Sen giờ là đội phó đội tự quản trong khu giam đặc biệt dành cho phạm nhân sinh con trong trại. Ngày vào đây, cô đã mang thai và hạ sinh đứa bé đỏ hỏn ngay trong bốn bức tường chật hẹp, u ám và cũng chính là thằng con trai thứ sáu. Người ta vẫn thường nói đó là một đặc quyền lớn nhất mà phạm nhân nữ có thể được hưởng rất nhiều ưu tiên. Dĩ nhiên, Sen không phải ngoại lệ. Huống hồ, giờ người phụ nữ còn đang vừa chăm chỉ cải tạo, vừa lo lắng cho tinh thần đứa con nhỏ bé. Nó sẽ lớn lên ra sao? Sẽ nhận thức ra sao khi cuộc sống bắt đầu chỉ bằng bốn bề rào sắt kín cổng cao tường?

Thằng Mập ngày còn bé, mẹ được nghỉ chăm sóc nó trong phòng giam suốt mấy tháng trời. Giờ nó đã đến tuổi mẫu giáo, mẹ chỉ được gặp nó cuối ngày mỗi khi xong lao động. Mẹ tắm, mẹ kì cọ rồi nựng nó như một món quà quý giá nhất. Nhưng rồi, mẹ nó khóc. Khóc vì tủi thân, khóc vì xấu hổ. Xấu hổ với chính đứa con đáng yêu vô tội vì đã buộc nó rơi vào cái hoàn cảnh hũ nút này. Sen cô độc tưởng vui vầy với Mập sẽ thay đổi nhiều, nhưng rồi, càng ngày gánh nặng tâm lý càng bủa vây. Cô bế tắc. Thật sự!

Trước đây, Sen tưởng có đứa con, cuộc sống của cô trong trại giam sẽ bớt buồn. Nhưng càng ngày, cô càng thương nó. Cô càng thấy có lỗi khi đứa trẻ bất giác phải cùng mẹ nó trả giá những thứ mà có lẽ sau này còn bám riết lấy cuộc đời nó dài. Cô chẳng bao giờ điện về gia đình. Chồng lên thăm cũng chả cần. Bố mẹ, anh chị… Sen cũng xin không được gặp mặt vì tội lỗi. Nhưng rồi, cô quyết định mong muốn ở họ một đặc ân, một đặc ân dành cho đứa con vô tội. Hãy đưa Mập ra ngoài để nó sống, để nó trưởng thành đúng với những gì nó đáng được hưởng. Mẹ nó đã sai quá nhiều…

Trái tim người mẹ lại thêm một lần nhói đau. Vì thương con, vì mong mọi thứ tốt đẹp cho con. Nhưng cái cách yếu đuối mà người phụ nữ cá tính chọn để đối diện với cuộc sống lại thiếu quá nhiều sự chín chắn. Đôi lúc tôi nghĩ, thật bất công khi ở bên ngoài kia, Ngày của mẹ trên toàn thế giới 14/5, mỗi người mẹ đều được gửi tặng một lời chúc tuyệt đẹp nhưng ở đâu đó nơi này, vẫn có một người mẹ lặng thầm với đầy đủ thiên chức, thậm chí còn lớn gấp nhiều lần.

Sen rơm rớm. Giọng run run. Nhưng đôi mắt chợt sáng lên. Thằng cả vừa gọi điện cho mẹ: mẹ yên tâm, con sẽ cố gắng để thành người tốt. Con đỗ đại học rồi và đang ở Hà Nội nhập học. Con sẽ sớm ra trường để lo cho các em để mẹ đỡ lo lắng. Cô vui sướng như trút bao lo âu: Nó học giỏi lắm, lại chăm nữa nhưng chẳng bao giờ nó nhắc đến chuyện mẹ ở trong trại. Chắc nó biết mẹ sẽ tủi thân…

Bản án cuộc đời người phụ nữ cứ từng bậc lên xuống vốn chẳng bao giờ ngừng nhưng đến lúc nào đó, hạnh phúc vẫn mỉm cười trên môi dù nhỏ bé. Mới được ba tháng trong trại giam, nữ phạm nhân còn chất chứa quá nhiều lo toan, bất ổn vì những đứa bé trong cuộc đời chị. Nhưng chẳng biết tương lai sẽ đến đâu. Chỉ biết giờ đây, Sen đã kịp nở nụ cười. Dù rất muộn mằn.

 
 

CSTC
.