Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201204/19306-nghich-ly-chuyen-ca-xa-khong-co-so-do-398130/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201204/19306-nghich-ly-chuyen-ca-xa-khong-co-so-do-398130/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nghịch lý chuyện cả xã không có sổ đỏ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 02/04/2012, 18:15 [GMT+7]
19306

Nghịch lý chuyện cả xã không có sổ đỏ

Cũng chính vì không có sổ đỏ mà hàng trăm hộ dân lẫn chính quyền địa phương ở đây gặp vô vàn khó khăn trong thủ tục vay vốn để phát triển kinh tế vì không có tài sản thế chấp.
 
Là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Anh Sơn, Thọ Sơn có tổng diện tích đất 4.380 ha với hơn 650 ha đất sản xuất và 40 ha đất thổ cư. Toàn xã có 11 thôn, trong đó có 2 thôn là người bản địa, còn lại là người ở huyện Nam Đàn lên đây sinh sống theo chủ trương của Nhà nước, họ đã khai hoang phục hóa vùng đất này từ năm 1972. Đa số người dân nơi đây đều sản xuất nông nghiệp, vì vậy nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất của các hộ dân là rất lớn.
 
Không chỉ gặp trở ngại trong việc tiếp cận với các nguồn vốn ngân hàng, mà mọi giao dịch liên quan đến đất ở như chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp, cho thuê, góp vốn... của nhân dân đều khó thực hiện, điều này đã tạo tâm lý không yên tâm trong đầu tư sản xuất. Một số hộ muốn xây dựng các công trình kiên cố, nhưng vẫn chưa làm được do thủ tục còn nhiều vướng mắc mà nguyên nhân chính cũng chỉ vì không có sổ đỏ.
 
Ông Nguyễn Đình Kiên, chủ một hộ ở thôn 3, Thọ Sơn, giãi bày: Đất Thọ Sơn vốn là vùng hoang hóa, năm 1972, khi chúng tôi đến đây lập nghiệp đã làm mảnh đất này ít nhiều thay da đổi thịt… Trong khi đó, hàng tháng chúng tôi vẫn phải đóng các loại thuế đất, trong đó có đất ở. Cho đến hiện tại, về cơ bản các hộ dân ở đây đã an cư và sản xuất ổn định, song chẳng nhà nào có sổ đỏ nên không có gì thế chấp ngân hàng, khó mở rộng kinh tế.
 
Mặc dù hàng trăm hộ dân Thọ Sơn đã định cư từ lâu nhưng vẫn không có sổ đỏ
 
Theo phản ánh của người dân, hàng chục năm nay, dân làng cũng như chính quyền xã đã nhiều lần gửi tờ trình, kiến nghị với UBND huyện Anh Sơn, nhưng rồi cũng chỉ biết... chờ. Đã có rất nhiều cuộc họp giữa dân và chính quyền xã đưa ra chủ trương phải tự nộp tiền thuê tư vấn khảo sát đo đạc và vẽ bản đồ để cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho người dân nhưng vẫn không đi đến đâu.
 
Trước sự kiện “điển hình” ở xã Thọ Sơn các hộ dân sinh sống từ lâu không có sổ đỏ, chúng tôi đã có buổi làm việc với lãnh đạo xã Thọ Sơn để tìm hiểu nguyên nhân. Ông Nguyễn Cảnh Thành - Chủ tịch UBND xã cho hay, sở dĩ toàn xã dân chưa làm được sổ đỏ là do bản đồ của xã chưa được số hóa (chưa đưa vào đo đạc).
 
Hơn nữa chi phí cho việc thực hiện việc đo địa giới thông qua vệ tinh lên đến 2 tỷ đồng, mà xã không thể tự bỏ số tiền này để làm số hóa vì xã chúng tôi đang là xã nghèo không đủ nguồn lực, nên buộc phải chờ lúc nào huyện có tiền mới tiến hành đo đạc.
 
Đã có nhiều kiến nghị, tờ trình của UBND xã lên cấp trên
nhưng cuối cùng vẫn không có kết quả
 
Do chờ đợi cấp trên quá lâu, dân thì nóng lòng có trong tay sổ đỏ cho nên xã cũng đã vận động nhân dân không chờ ngân sách nữa mà tự nộp tiền để làm thủ tục thỏa thuận hợp đồng đo đạc, nhưng người dân không nhất trí.
 
UBND xã cũng đã kiến nghị lên HĐND xã để đề nghị UBND huyện Anh Sơn phê duyệt chủ trương làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư cho các tổ chức, cá nhân trong phạm vị toàn xã, nhưng không mấy khả quan, về phía huyện trả lời phải chờ đã vì chưa có tiền. Như vậy, niềm hy vọng được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho người dân ở đây lại tiếp tục kéo dài.
 
Việc dân không có sổ đỏ khiến công tác quản lí đất đai của chính quyền địa phương cũng rất khó khăn. Bên cạnh đó, việc không xác minh được ranh giới đất, việc bóc tách diện tích đất của bà con không rõ ràng. Khi xảy ra chuyện tranh chấp giữa các hộ dân rất khó giải quyết.

Trường Khuyên
.