Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//an-ninh-trat-tu/201208/22613-tu-tu-nhung-ngay-sam-hoi-395487/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//an-ninh-trat-tu/201208/22613-tu-tu-nhung-ngay-sam-hoi-395487/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tử tù - những ngày sám hối - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 30/08/2012, 14:00 [GMT+7]
22613

Tử tù - những ngày sám hối

Kỳ 2: Những giọt nước mắt của một tử tù
 
Sự việc bắt đầu từ ngày 15/8/1997, sau khi cưới vợ được 40 ngày, ở tuổi 22 của đời người, Thế đã theo một người đi vận chuyển ma túy. Sau 3 chuyến trót lọt, lời được 18 triệu đồng, bản thân gã cứ tưởng mình sẽ nhanh chóng làm giàu nhờ gieo “cái chết trắng” nhưng đến ngày 15/8/1997, trên đường vận chuyển 20 kg thuốc phiện đi tiêu thụ, Thế đã bị bắt quả tang. Ngày 23/6/1998, Đặng Văn Thế đã bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt tử hình.
 
Những ngày chờ chết
 
“Sau khi bị tuyên án, tôi được áp giải về phòng biệt giam của Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An. Trước khi bị áp giải ra xe, tôi còn cố quay đầu lại đưa cặp mắt đầy tuyệt vọng tìm kiếm người thân và gia đình của mình. Và thật là đau đớn, xót xa khi tôi đã kịp chứng kiến một hình ảnh mà cho đến khi viết những dòng chữ này tôi vẫn không sao quên được, đó là mẹ già 70 tuổi và người vợ trẻ của tôi đã bất tỉnh nhân sự khi tòa tuyên án”.
 
Ngày 15/7/2000, Đặng Văn Thế đón nhận thêm “bản án tử” lần thứ hai. Nhận được thông báo có người nhà thăm gặp, Thế khấp khởi mừng thầm vì biết người đó là vợ mới cưới của mình.
 
“Sau khi hỏi thăm sức khỏe và tình hình của tôi, trên đôi gò má cô ấy dòng lệ bắt đầu tuôn trào, thú thực lúc ấy, tôi nghĩ cô ấy khóc vì thương tôi, vì lo cho cuộc sống của tôi đang phải đếm từng ngày. Nhưng thật là cay đắng cho tôi, vì những giọt nước mắt đó là “khúc dạo đầu” cho “bản án tử hình” mà cô ấy đã tuyên cho tôi.
Tử tù Đặng Văn Thế
 
Sau vài phút choáng váng tôi đã trấn tĩnh lại để ký vào lá đơn ly dị. Trên đường từ nhà thăm gặp vào, tâm trạng tôi thật là nặng nề, xách túi quà trên tay tôi có cảm giác như mình đang xách một thứ gì đó rất nặng. Hôm đó khác với những lần thăm gặp trước, tôi không mở túi quà ra để chia sẻ cho các tử tội khác mà chỉ mời họ một điếu thuốc rồi vào xiềng nằm.
 
Trong tôi luôn có cảm giác thật khó tả, tôi vui vì đã mang đến tự do cho vợ, và cũng rất buồn vì tôi đã đánh mất đi chỗ dựa và nguồn động viên lớn lao của mình. Tối hôm đó tôi nghĩ đến cảm giác cô đơn gặm nhấm tâm hồn tôi trong những ngày còn lại của kẻ tử tội, nên tôi đã ném tung gói quà mà cô ấy gửi.
 
Sau này, tôi đã viết mấy câu thơ về cô ấy rằng: “Em ra đi khi bình minh tắt nắng/ Bỏ lại tôi một bóng tối hoàng hôn/ Lệ tuôn rơi nhưng sao không khóc nổi/ Bởi giờ đây em là vợ người ta”.
 
Trong hoàn cảnh đó, một ánh sáng “le lói cuối đường hầm” đã đến, khi Thế nhận được tờ công văn hoãn thi hành án tử hình. Nhưng chờ đợi mãi một năm, hai năm, rồi ba năm vẫn không thấy chim én mang “mùa xuân” đến với mình trong khi một số tử tù khác vẫn được Chủ tịch nước khai ân.
 
Dẫu vậy, Thế vẫn hóm hỉnh khi ví von: “Thường thì “cuộc đời” của một tử tù chỉ bằng tuổi thọ của chú bạch tuộc thiên tài ở Viện Hải dương học của Đức. Nhưng tôi đã “trường thọ” đến gấp ba lần mà vẫn chưa cảm nhận được “hơi ấm của mùa xuân”.
 
Nỗi đau từ gia đình
 
“Sau nỗi đau “mất mạng” và nỗi đau “mất vợ”, tôi lại tiếp tục gặm nhấm một nỗi đau khác, đó là vào một buổi chiều cuối xuân được cán bộ cho ra ngoài tập thể dục, tôi tình cờ phát hiện ra ông anh cả của mình đang đứng sau một nhà giam khác. Việc phải chứng kiến người thân của mình ở cùng cảnh trong trại giam là điều không một phạm nhân nào mong muốn. Đối với tôi điều đó lại càng chua xót hơn, vì tôi là một tử tù!
 
Nhưng chưa dừng ở đó, sau vài lời thăm hỏi tôi được người anh cả của mình cho biết là anh trai tôi ở quê đã mất. Lúc đó tôi vô cùng đau xót khi mà một lúc phải chứng kiến hai sự việc như vậy.
 
Tối hôm đó khi bưng bát cơm lên chưa kịp ăn một thìa nào thì một lần nữa nước mắt tôi lại tuôn trào. Tôi khóc vì ân hận cho việc làm tội lỗi của mình, vì thương cho bố mẹ tôi. Chỉ vì suy nghĩ nông cạn của anh em tôi mà bố mẹ tôi đã gần như mất một lúc ba núm ruột của mình.
Một bài thơ Thế viết trong phòng
biệt giam
 
Gần một tuần sau, tôi được ra gặp gia đình. Người đến thăm tôi hôm đó là bố mẹ tôi. Tôi vô cùng xót xa và nhói đau trong tim khi nhìn thấy bố mẹ tôi đã già yếu đi rất nhiều. Ngắm nhìn khuôn mặt nhăn nheo của mẹ, mái đầu bạc trắng của cha mà lòng tôi như có muối xát. Tôi quỳ xuống ôm lấy mẹ và khóc, tôi cũng cảm nhận được đôi vai gầy của mẹ tôi cũng đang run lên. Ngẩng đầu lên tôi thấy mẹ tôi định nói câu gì đó thì bố tôi đã kịp ngăn lại. Bố tôi bảo: Con cứ yên tâm cải tạo cho tốt, cha mẹ và anh chị ở nhà đều khỏe cả con đừng bận tâm. Nghe câu nói của cha mà tôi cảm thấy thật là đắng lòng”.
Giây phút “khai ân”
Sau nỗi đau mất người thân, Thế đã rơi vào trạng thái trầm cảm. Hiểu được nỗi buồn và sự cô quạnh của Thế, cán bộ Lê Văn Tài đã mua cho mấy con chim nhưng chẳng may dịch cúm gia cầm H5N1 ập đến, chim phải mang đi. Thế lại được cho một con mèo tam thể, đặt tên là Mương.
 
“Sau hơn 2 tháng mang thai, bạn Mương đã cho ra đời lần lượt 3 chú mèo con. 3 “công dân” mới của phòng biệt giam tử tù lần lượt được tôi đặt tên là Xe, Pháo, Mã. Sau này Pháo còn sinh hạ cho tôi 3 lứa nữa, lứa đầu được 3 con, đôi đặt tên theo các ngôi sao bóng đá: Beckham, Rooney, Toti. Lứa thứ 3 là lứa trước ngày tôi được xuống xiềng gần 1 tháng, lứa này được 4 con, tôi đặt tên là Mùa – Xuân – Đã – Đến và đem tặng cho cán bộ. 4 con mèo với 4 cái tên ý nghĩa này dường như đã mang lại điềm lành cho tôi, vì sau đó 1 tháng, tôi nhận được quyết định ân xá từ tử hình xuống chung thân”.
 
Sáng 23/6/2009, Đặng Văn Thế đang ăn một gói phở của người bạn tù cho thì Ban Tỵ (đồng chí Nguyễn Duy Tỵ - Giám thị) và Ban Viện (đồng chí Nguyễn Ngọc Viện -Phó Giám thị) vào buồng giam báo tin Thế đã có quyết định “xuống xiềng” của Chủ tịch nước.
 
“Đêm đó, gần 4 giờ sáng, tôi làm một bài thơ: “Xuân đã về cây trái đơm hoa/ Bõ công lao những ngày ta vun xới/ Dù với ta đường về còn vời vợi/ Nhưng tin rằng rồi sẽ có ngày mai”. 17 giờ chiều 23/6, sau đúng 11 năm bị xiềng, tôi được khai sinh ra lần thứ hai. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ cải tạo thật tốt để xứng đáng với những ân huệ mà tôi nhận được. Tối hôm đó, tôi được chuyển vào buồng giam cùng với 4 phạm nhân thường án khác”. 
 
Sau gần 1 tháng kể từ ngày được “xuống xiềng”, Đặng Văn Thế được chuyển đến Trại giam số 6.

Thiên Thảo - Trường Khuyên
.