Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//an-ninh-trat-tu/201203/19121-con-duong-go-lau-noi-mien-tay-xu-nghe-398291/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//an-ninh-trat-tu/201203/19121-con-duong-go-lau-noi-mien-tay-xu-nghe-398291/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Con đường gỗ lậu nơi miền Tây xứ Nghệ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 24/03/2012, 15:24 [GMT+7]
19121

Con đường gỗ lậu nơi miền Tây xứ Nghệ

 
Vào tới vùng lõi, theo dấu chân lâm tặc dọc dòng Huôi Oi, những khối gỗ dễ dàng vận chuyển theo trâu kéo ra ngoài. Số gỗ lậu này sẽ được tập kết dọc theo ven suối, nơi “an toàn” và sẽ được tẩu tán về xuôi. Điều lạ là tại những cánh rừng nguyên sinh thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống nằm trên địa hạt huyện Quỳ Châu, cái kiểu mà người ta phá rừng hiện nay khiến ai cũng phải ngỡ ngàng.
 
Theo T (một người dân bản địa đã ngụy trang cho chúng tôi suốt chặng đường dài hành trình theo con đường gỗ lậu), để tiếp cận được với cách mà lâm tặc phá rừng thời nay không phải là chuyện dễ. Trong vai những người đi đánh bắt cá dọc theo dòng Huôi Oi, nhập thân vào những người dân bản địa mới có thể tiếp cận được các tay lái trâu chuyên dẫn dắt gỗ xuôi theo hạ nguồn dòng Khe Mía này.
 
Những lâm tặc tổ chức đi theo nhóm mang đầy đủ phương tiện như cưa xăng, búa, rìu… và lương thực cần thiết để có thể “cắm trại”, dựng lán bám trụ trong rừng hàng tháng trời để khai thác. Muốn “qua mặt” được lâm tặc đang dựng lán trại trong rừng, nếu không khéo léo, người lạ có thể bị “tùng xẻo” bất cứ lúc nào. Để tránh sự truy lùng, chúng tôi đã phải “diễn xuất” không sai một động tác giống như những người đi rừng “du mục” bản địa thật sự.
 
Dọc đường đi, nhiều cây gỗ lớn đã bị triệt hạ không thương tiếc. Số cây rừng này sẽ được cưa thành sản phẩm với những khối gỗ rộng vừa đủ để trôi theo dòng nước chảy. Và, muốn cho nó đi nhanh hơn, lâm tặc sẽ cất giữ số gỗ này một thời gian vừa đủ để cho gỗ khô nhẹ, có khi cả năm trời mới vận chuyển ra ngoài.
 
Vận chuyển gỗ lậu
 
Cũng từ đó, “điệp khúc” chặt, cắt, xẻ, cất, vận chuyển như một vòng tuần hoàn qua thời gian. Thậm chí số gỗ lậu mà bọn chúng khai thác có thể ngang nhiên chất thành đống để chờ khô ráo mới vận chuyển ra ngoài.
 
Mùa này, theo T thì ngoài dòng Huôi Oi ra, đám lâm tặc còn vận chuyển gỗ tập kết theo dòng Huôi Bố (còn gọi là Khe Bố - nhiều nhánh khe chảy dồn lại tạo thành 1 dòng lớn) về Diên Lãm, Châu Hoàn... Tuy 2 con đường vận chuyển gỗ lậu khác nhau về địa lý nhưng bọn chúng đều sử dụng “công nghệ” phá rừng chẳng khác nhau chút nào.
 
Trước khi chưa xuất hiện cưa xăng, lâm tặc sử dụng búa, rìu và cưa tay để chặt phá rừng đầu nguồn nơi thượng nguồn 2 dòng Huôi Oi và Huôi Bố. Đây là hình thức khai thác theo hướng thủ công nên hễ có động tĩnh của cơ quan chức năng can thiệp, lâm tặc dễ dàng nhận biết để đánh động cho nhau tẩu thoát.
 
Nay, với phương tiện cưa xăng, gỗ rừng lại được khai thác một cách táo bạo hơn, năng suất hơn nhiều và “đội quân” canh gác cũng tinh vi hơn. Với công nghệ khai thác gỗ lậu này, lâm tặc có thể dễ dàng triệt hạ những cây gỗ vốn dĩ khó “gặm” thì nay chỉ còn trong giây lát những cây gỗ lớn hàng mét khối sẽ được cưa, xẻ.
 
Trưa đứng bóng, giữa cánh rừng thuộc vùng ngoài vành đai của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống còn nghe văng vẳng tiếng cưa xăng vang vọng từ đại ngàn rừng xanh. Con đường gỗ lậu vẫn còn quanh co khi từng khối gỗ quý hiếm thuộc nhóm 2, nhóm 3 vẫn còn chất đống lại bên thác ghềnh của dòng Huôi Oi.
 
Màu xanh của rừng đang bị chính con người thiêu rụi dần theo năm tháng. Ngay từ khu vực hạ nguồn dòng Huôi Oi và Huôi Bố, những vệt loang lổ bùn đất từ trên núi cao sạt xuống sau những trận mưa kéo dài. Những bản làng của người Thái nơi đây đang nằm trong tình trạng dễ dàng bị lũ lụt hoặc hiện tượng sạt lở núi nuốt chửng bất cứ lúc nào.
 
“Công nghệ” phá rừng tàn bạo, bất chấp tất cả của con người nếu không sớm dừng lại thì hệ quả của nó không thể đo lường được trước. Có cung thì có cầu và cũng chính từ chuyện cái cưa xăng cùng với các phương tiện khác, “công nghệ” phá rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống hiện nay của lâm tặc đang được hiện đại hoá từng ngày.

Kỳ III: Kiểm lâm địa bàn làm ngơ?

Ngọc Thái
.