Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//an-ninh-co-so/201608/phat-huy-hieu-qua-nhan-rong-mo-hinh-tu-quan-ve-antt-694358/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//an-ninh-co-so/201608/phat-huy-hieu-qua-nhan-rong-mo-hinh-tu-quan-ve-antt-694358/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Phát huy hiệu quả, nhân rộng mô hình tự quản về ANTT - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 18/08/2016, 08:08 [GMT+7]

Phát huy hiệu quả, nhân rộng mô hình tự quản về ANTT

(Congannghean.vn)-Thời gian qua, lực lượng Công an các cấp đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình tự quản về ANTT. Qua đó, đã phát huy vai trò tích cực, chủ động của người dân trong việc tham gia tố giác, phát giác tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần tạo mối đoàn kết trong các khối dân cư, ngăn ngừa phát sinh tội phạm ở cơ sở, vì bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.

“Cánh tay nối dài”

Tự quản về ANTT là mô hình vừa có tính đặc thù, vừa mang tính phổ biến, có tác dụng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và hiệu quả đảm bảo ANTT tại cơ sở, là nền tảng để xây dựng, củng cố và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở địa bàn dân cư, được các cấp, ngành, đoàn thể và đông đảo cán bộ, nhân dân đồng tình ủng hộ.

Ký cam kết thực hiện mô hình “Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải, tự phát hiện, tố giác tội phạm” ở xóm 2, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên
Ký cam kết thực hiện mô hình “Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải, tự phát hiện, tố giác tội phạm” ở xóm 2, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên

Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm ở 9 xã, 4 huyện của tỉnh và được sự đồng ý của Bộ Công an, ngày 9/6/2006, Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định số 57/QĐ-UBND về việc ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động tự quản về ANTT”.

Để triển khai, thực hiện mô hình này, Ban chỉ đạo tự quản về ANTT ở cơ sở xã, phường, thị trấn được thành lập, do Chủ tịch UBND làm Trưởng ban và các thành viên Ban chỉ đạo có khả năng, điều kiện và thẩm quyền để quyết định kịp thời các chủ trương, biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT và giải quyết các vụ việc phức tạp xảy ra; đồng thời có điều kiện hỗ trợ về kinh phí, giảm thời gian hội họp, đi sâu, đi sát cơ sở để chỉ đạo, thực hiện công tác đảm bảo ANTT.

Qua rà soát, củng cố, kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ, đến nay, toàn tỉnh đang duy trì hoạt động 448 Ban chỉ đạo tự quản về ANTT xã, phường, thị trấn với 4.489 thành viên. Qua 10 năm hoạt động, Ban chỉ đạo tự quản về ANTT xã, phường, thị trấn đã thể hiện tính khoa học, hiệu quả và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.

Năng lực, trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo được phát huy; hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn được nâng cao.

Cùng với Ban tự quản ở cơ sở, Ban tự quản ở khối, xóm, thôn, bản, cơ quan, trường học cũng đã phát huy hiệu quả. Với tổ chức từ 7 - 9 thành viên, do đồng chí trưởng khối, xóm, thôn bản, thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học làm tổ trưởng, các tổ viên còn lại đều được giới thiệu và bầu chọn thông qua hội nghị toàn thể nhân dân tại khu dân cư. Hoạt động của tổ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ của Công an phường, xã, thị trấn và do trưởng thôn, bản, khu dân cư trực tiếp quản lý, điều hành.

Với 7.588 Ban tự quản và 38.661 thành viên, trong 10 năm qua, tổ chức này thường xuyên được củng cố, kiện toàn để đảm bảo số lượng và chất lượng hoạt động, đã thay thế, bổ sung để ổn định tổ chức hoạt động. Với sự quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và đầu tư kinh phí cần thiết, lực lượng đảm bảo ANTT thôn, bản, khu phố đã tích cực hoạt động và phát huy hiệu quả tốt, thực sự là những “cánh tay nối dài” của chính quyền và Công an phường, xã, thị trấn trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chính sách, pháp luật và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT tại địa bàn dân cư.

Thông qua hoạt động của mô hình, trong 10 năm qua, lực lượng đảm bảo ANTT thôn, bản, khu phố, Bảo vệ dân phố đã phát hiện, tiếp nhận thông tin và trực tiếp giải quyết trên 11.000 vụ việc liên quan đến ANTT; hòa giải hàng vạn mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân; lập hồ sơ chuyển lực lượng Công an xã giải quyết 8.795 vụ việc; phối hợp với các đoàn thể và gia đình quản lý giáo dục 5.706 người phạm tội tiến bộ tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời, đã làm tốt vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tuần tra ban đêm, tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp và thực hiện phương án, kế hoạch đảm bảo ANTT, an toàn giao thông trong dịp lễ, Tết và các hoạt động công cộng diễn ra trên địa bàn.

Song song với hoạt động của Ban tự quản, ở các khu dân cư, tổ tự quản về ANTT cũng được thành lập. Với mỗi tổ từ 10 - 20 hộ gia đình liền kề ở khu dân cư, do Ban tự quản khối, xóm phân định, tùy tình hình thực tế các tổ tự họp bầu tổ trưởng và thống nhất các nội dung, lịch hoạt động.

Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 38.578 tổ tự quản với 99,5% số hộ gia đình trong tỉnh tham gia. Đội ngũ tổ trưởng, tổ phó thường xuyên được kiện toàn, đã thay thế, bổ sung người có uy tín, trách nhiệm và khả năng, điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình sinh hoạt, các tổ tự quản đã tổ chức đánh giá các thành viên trong tổ, đối chiếu với quy định về “Gia đình tự quản về ANTT”, từ đó có những nhắc nhở, chấn chỉnh đối với các vi phạm.

Công an xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ cùng thành viên Tổ tự quản kiểm tra hòm thư tố giác tội phạm - Ảnh: Cẩm Tú
Công an xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ cùng thành viên Tổ tự quản kiểm tra hòm thư tố giác tội phạm - Ảnh: Cẩm Tú

Trong 10 năm qua, hoạt động của đội ngũ cán bộ và các tổ tự quản về ANTT đã phát huy vai trò, tác dụng thiết thực trong việc tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật, quản lý dân cư, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Thông qua hoạt động của tổ tự quản về ANTT đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành chính sách, pháp luật, công tác “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải” và tham gia giữ gìn ANTT trong từng gia đình. Tình làng, nghĩa xóm được khơi dậy và ngày càng gắn bó, hạn chế phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, tạo sự ổn định về ANTT và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ngay từ cơ sở. Qua đánh giá, hàng năm có trên 95% số tổ tự quản về ANTT được duy trì và hoạt động hiệu quả.

Hướng đến đạt chuẩn “An toàn về ANTT”

Bên cạnh xây dựng và hoạt động để các ban, tổ tự quản phát huy hiệu quả công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở, việc xây dựng cơ quan, trường học, xí nghiệp đạt chuẩn “An toàn về ANTT” cũng đã được chú trọng.

Thực hiện Quyết định 79/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”, hơn 3 năm qua, việc phân loại khu dân cư, xã, phường thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” thực hiện nghiêm túc; hàng năm tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

Từ năm 2013, toàn tỉnh có 4.588/5.737 khu dân cư (chiếm 79,97%); 383/480 phường, xã, thị trấn (chiếm 79,79%); có 667/773 cơ quan (chiếm 86,28%), có 890/1.102 doanh nghiệp (chiếm 80,76%), có 1.086/1.219 nhà trường (chiếm 89,09%) đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.

Đến hết năm 2015, đã có 4.950/5.837 khu dân cư (chiếm 84,8%, tăng 0,05% so với năm 2014); 425/480 phường, xã, thị trấn (chiếm 88,5%, tăng 4,54% so với năm 2014); 795/880 cơ quan (chiếm 90,3%, không tăng, không giảm so với năm 2014), 890/1.102 doanh nghiệp (chiếm 80,76%, không tăng không giảm so với năm 2014), 1.598/1.614 nhà trường (chiếm 99%, tăng 5,2% so với năm 2014) đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.

Bằng nhiều hình thức, tên gọi khác nhau, tùy vào sự sáng tạo của mỗi nơi mà các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và hoạt động tự quản về ANTT đã khẳng định một sức sống mãnh liệt, quy tụ được mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào công tác đảm bảo ANTT.

Việc xây dựng các mô hình, điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và hoạt động tự quản về ANTT đã tạo ra sân chơi lành mạnh, có tổ chức cho mọi người tham gia công tác đảm bảo ANTT. Cùng với đó đã góp phần quan trọng phòng ngừa và làm giảm tội phạm, tệ nạn xã hội ngay từ trong mỗi gia đình, dòng họ và cơ sở; góp phần ổn định ANTT, tạo điều kiện để kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, mỗi địa phương với những cách làm sáng tạo khác nhau đã góp phần vận động nhân dân tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Để các mô hình tự quản về ANTT tiếp tục phát huy hiệu quả, thời gian tới, lực lượng Công an các cấp sẽ tiếp tục phối hợp hiệu quả với Ban chỉ đạo PCTP, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt phong trào thi đua với phương châm hướng về cơ sở, đảm bảo tốt ANTT ngay tại cơ sở, trong từng thôn, bản, gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, trường học; tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình phù hợp theo hướng xã hội hóa công tác đảm bảo ANTT.

Cùng với đó, củng cố, kiện toàn lực lượng an ninh cơ sở, nhất là lực lượng Công an xã, bảo vệ dân phố... phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở.

.

Xuân Thống

.