Khoa học - Công Nghệ

Nhìn tưởng sâu, nhưng là thứ có thể chuyển thuốc đến khắp cơ thể

09:49, 29/01/2018 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN

Bấm Play để xem video. Nguồn: Youtube 

"Sinh vật" kì dị này có khả năng chạy, nhảy, bò, lăn và bơi khá độc đáo, thậm chí nó còn có thể từ môi trường nước di chuyển lên cạn nữa cơ. Thế nhưng chúng có thể giúp ích cho y học đó.

Các nhà nghiên cứu ở Đức mới đây đã phát triển một con robot chỉ bằng 0,7 inches (1,7cm) có ngoại hình trông giống như một con sâu nhỏ.

Điểm đặc biệt là con robot này có khả năng chạy, nhảy, bò, lăn và bơi khá độc đáo. Thậm chí nó còn có thể từ môi trường nước di chuyển lên cạn nữa.

Nhưng mục đích của chú robot này là gì vậy? Câu trả lời là để phục vụ trong y học - chẳng hạn như vận chuyển thuốc đến một vị trí nhất định trong cơ thể.

Con robot này có khả năng chạy, nhảy, bò, lăn và bơi khá độc đáo.
Con robot này có khả năng chạy, nhảy, bò, lăn và bơi khá độc đáo.

Metin Sitti - trưởng khoa trí tuệ vật lý tại viện Max Planck chia sẻ: "Mẫu robot này được thiết kế đủ nhỏ để di chuyển khắp dạ dày hoặc hệ tiết niệu. Điều đặc biệt trong nghiên cứu là con robot được thiết kế tối giản để có được khả năng di chuyển trong một môi trường phức tạp".

Con robot này được làm bằng chất liệu gì? Và nó hoạt động như thế nào?

Con robot tí hon này được làm từ cao su đàn hồi được bao phủ bởi nhiều hạt nam châm nhỏ. Các nhà nghiên cứu đã lập trình thuộc tính nam châm cho những hạt siêu nhỏ này vì vậy nhờ tác dụng của từ trường, robot này có thể thay đổi hình dạng theo bất cứ hình thù mong muốn.

Sau đó nó sẽ thực hiện những chuyển động khác nhau. Chính vì thế khi chúng bò, trườn, nhảy… trông giống như một sinh vật thực thụ.

Chúng có thể hoạt động ở đâu? Và tương nó sẽ được thay đổi như thế nào?

Một trong những mục tiêu chủ yếu hiện nay là đưa robot siêu nhỏ này vào trong hệ tiêu hóa hoặc hệ tiết niệu và trong tương lai sẽ là hệ tuần hoàn máu - tiếp đến, nó có thể đi qua những mô, bề mặt phức tạp.

Nếu bạn nhìn vào các thiết bị y tế hiện có, thứ nhỏ nhất có thể là ống thông đường tiểu (đường kính chỉ 1mm), thường xuyên bị đứt.

Những con robot này có thể tiếp cận bất cứ nơi đâu trong cơ thể.
Những con robot này có thể tiếp cận bất cứ nơi đâu trong cơ thể.

Mục tiêu của việc chế tạo robot siêu nhỏ này là khả năng xâm nhập vào khu vực khó hoặc không thể tiếp cận trong cơ thể người.

Ông Sitti cho rằng: "Những con robot này đủ nhỏ để thâm nhập vào hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu. Nhưng chúng tôi muốn tiếp tục làm cho chúng nhỏ hơn, thậm chí kích thước chỉ còn vài chục micromet để có thể tiếp cận bất cứ nơi đâu trong cơ thể".

Bạn có nghĩ rằng một ngày nào đó chúng được sử dụng để vận chuyển thuốc không?

Một trong những chức năng các nhà khoa học đang khám phá là làm thế nào để vận chuyển một thứ vào trong cơ thể, như thuốc chẳng hạn.

Robot này có thể thay đổi hình dạng theo bất cứ hình thù mong muốn.
Robot này có thể thay đổi hình dạng theo bất cứ hình thù mong muốn.

Có nhiều cách khác nhau, với sự thay đổi về hình dạng, các nhà nghiên cứu có thể mang thuốc vận chuyển vào vị trí cần thiết.

Phương pháp thứ hai để thực hiện điều này là thiết kế một chiếc túi nhỏ trên thân robot và chiếc túi này chỉ mở ra khi có lệnh điều khiển từ con nguời.

Bạn có nghĩ rằng chúng được lấy cảm hứng từ những chuyển động của sứa biển, sâu bướm... không?

Ông Sitti nói rằng: "Về cơ bản, chúng tôi lấy cảm hứng từ đây và áp dụng chúng vào trong robot. Đó là một thách thức khoa học - làm thế nào để kết hợp sâu bướm, sứa biển và các sinh vật khác thành một con robot tương đối nhỏ gọn có thể chuyển động để di chuyển trong môi trường phức tạp".

Có khi nào chúng bị mắc kẹt bên trong cơ thể không?

"Phiên bản này không thể phân hủy hoàn toàn được. Một trong những dự án chúng tôi đang thực hiện là tạo ra một siêu robot có thể phân hủy trong cơ thể, không có tác dụng phụ, độc tính hoặc gây ra bất kì vấn đề nào cho cơ thể người.

Đó là một trong những mục tiêu chủ chốt của nhóm nghiên cứu. Nó hoàn toàn khả thi, điều này có nghĩa chúng tôi đã có được chất liệu đàn hồi, hạt từ tính nano có thể phân hủy hoàn toàn trong cơ thể nhưng vấn đề ở chỗ khả năng kết hợp chúng" - tiến sĩ Sitti cho biết.

TH

Các tin khác