Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201904/soi-noi-cac-hoat-dong-thiet-thuc-y-nghia-huong-ung-ngay-sach-viet-nam-849489/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201904/soi-noi-cac-hoat-dong-thiet-thuc-y-nghia-huong-ung-ngay-sach-viet-nam-849489/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Sôi nổi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa hưởng ứng Ngày sách Việt Nam - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 16/04/2019, 08:20 [GMT+7]

Sôi nổi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa hưởng ứng Ngày sách Việt Nam

(Congannghean.vn)-Đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức để tiếp cận thông tin mà còn là một trong những hoạt động văn hóa, được gọi là văn hóa đọc, là cách ứng xử, thái độ của chúng ta đối với sách vở, tri thức. Đọc sách không phải theo trào lưu mà đọc sách giúp người đọc tìm hiểu, tích lũy và nâng cao vốn kiến thức, kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo. Từ đó, lồng ghép, áp dụng có hiệu quả các kiến thức đã được lĩnh hội qua sách vở vào thực tiễn, trong học tập và trong lao động, sản xuất.

Hãy để đọc sách trở thành nhu cầu, là thói quen của mỗi người
Hãy để đọc sách trở thành nhu cầu, là thói quen của mỗi người

Ngày 21/4/1927, cuốn sách “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xuất bản, là tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Nhằm tôn vinh ý nghĩa văn hóa sâu sắc đó, đồng thời, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày sách Việt Nam.

Việc ra đời Ngày sách Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm tôn vinh, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ và quảng bá sách… Đồng thời, đây cũng là dịp nâng cao trách nhiệm của các cấp,  ngành đối với việc phát triển, lan tỏa văn hóa đọc ở Việt Nam, nhất là trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, internet phủ khắp, mạng xã hội phát triển như vũ bão, có nhiều hình thức giải trí đang dần làm mai một văn hóa đọc truyền thống.

Tại Nghệ An, qua 5 năm thực hiện, Ngày sách Việt Nam đã trở thành sự kiện văn hóa tạo được hiệu ứng, lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng văn hóa đọc sách, nâng cao dân trí… Năm nay, hưởng ứng Ngày sách Việt Nam, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đa dạng trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo đó, các hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam trên toàn tỉnh sẽ diễn ra trong suốt tháng 4, với các nội dung như: Tổ chức ngày hội đọc sách theo từng chủ đề tại các trường học trên địa bàn tỉnh; phát động phong trào đọc sách trong thư viện nhà trường; phát động, tổ chức các phong trào, chương trình thu gom sách, ủng hộ sách vở, hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn; khuyến khích xây dựng và phát triển mô hình trường học thân thiện. Qua đó, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để các em học sinh giao lưu, học tập, đẩy mạnh phong trào đọc sách trong nhà trường. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết cho học sinh về tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc ngày nay, hạn chế tình trạng một số bộ phận giới trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội.

Đặc biệt, trong các chuỗi hoạt động trên, Đường phố sách 2019 (diễn ra từ 19 - 21/4/2019, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh) - là một trong những điểm nhấn của Ngày sách cấp tỉnh. Tại đây, sẽ diễn ra nhiều hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sách, văn hóa phẩm của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành trong và ngoài tỉnh, Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh, Thư viện tỉnh…; Triển lãm tranh, sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh, sách chính trị - xã hội, sách về biển đảo, văn hóa, quê hương, đất nước, con người xứ Nghệ…; tổ chức giao lưu giữa các nhà văn, nhà thơ với độc giả; khuyến khích thành lập, giới thiệu, tôn vinh các tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng…

V.I.Lênin đã từng nói: “Không có sách, không có tri thức…” hay nhà văn Ghécxen cũng từng viết: “Những trang sách không phải chỉ có quá khứ, sách còn là văn kiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lý và sức mạnh được tìm ra qua nhiều đau khổ đôi khi còn nhuốm đầy mồ hôi hòa với máu, sách báo còn là cương lĩnh của tương lai”… Vì vậy, đọc sách không phải theo phong trào mà mỗi người đọc phải hình thành cho mình thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích, hợp với quy luật tiếp cận tri thức thì giá trị “văn hóa đọc” mới phát triển bền vững.

.

Thu Thủy

.