Theo Hiệp định Geneva năm 1954, vĩ tuyến 17 nằm ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị là giới tuyến quân sự tạm thời cho đến khi tổng tuyển cử toàn quốc. Trong suốt 11 năm, từ năm 1954 đến năm 1965 cuộc đấu tranh của quân và dân Vĩnh Linh để bảo vệ hiệp định Geneva, bảo vệ đầu cầu miền Bắc đã diễn ra rất quyết liệt.
Bấm Play để xem video. Mở loa để nghe thuyết minh
Ký ức của cuộc chiến đấu giữa và địch lúc đó không phải cuộc chiến bằng vũ khí mà là đấu tranh chính trị, luôn in đậm trong tâm khảm của những lính công an vũ trang .
Trở lại cầu Hiền Lương sau nhiều năm, với ông Võ Văn Thê, nguyên Đồn phó Đồn Công an vũ trang Hiền Lương (1954) không thể nào quên được câu chuyện trong những ngày 2 bờ nam bắc bị chia cắt. Là một chiến sỹ công an vũ trang, ông Võ Văn Thê và những đồng đội của mình đã đấu tranh không khoan nhượng những luận điệu xuyên tạc của chính quyền Sài Gòn khi ấy.
Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đất nước ta bị chia cắt thành 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17, sông Bến Hải – cầu Hiền Lương làm giới tuyến tạm thời. Cấp trên đã cho thành lập 10 đồn công an vũ trang, nhưng nòng cốt vẫn là đồn công an vũ trang Hiền Lương.
Nhắc đến đấu tranh chính trị trên giới tuyến 17 thì câu chuyện mà thế hệ sau này thường được các cựu chiến binh và nhân dân tại Vĩnh Linh từng trải qua thời kì đó kể lại nhiều nhất, chính là chuyện “chọi cờ” giữa quân ta và ngụy quyền Sài Gòn.
Ông Nguyễn Thanh Hà – nguyên Phó chỉ huy Công an vũ trang Vĩnh Linh, Quảng Trị (1954) kể: “Về phía bên ta, bà con Nam Bắc yêu cầu miền Bắc phải dựng cột cờ cao hơn bên kia. Lúc bấy giờ bên ta mới dựng cột cờ bằng thép nhưng mà sơn trắng và cao 36m. Cột cờ Hiền Lương như tiếng gọi thiêng liêng của Bác, của Đảng, của Nhà nước. Lúc đó, chúng tập trung máy bay đánh phá quyết liệt, để phá cầu Hiền Lương và cột cờ Hiền Lương. Chiến sỹ công an vũ trang, dân quân cũng như nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường Vĩnh Linh, đều đánh trả quyết liệt, để bảo vệ cờ, bảo vệ cầu. Rách cờ, cột cờ sập đêm trước, tiểu đội Hiền Lương liên tục, bằng gỗ, bằng tre...luôn luôn có ngọn cờ cắm.”
Cây cầu Hiền Lương lịch sử vẫn còn đó. Ký ức về những năm tháng anh dũng để bảo vệ cầu Hiền Lương, bảo vệ ngọn cờ Hiền Lương, với hai ông đó là một ký ức oai hùng không bao giờ phai mờ trong ký ức của những người “chiến sĩ giới tuyến”./.