Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201811/khi-bao-luc-gia-tang-dao-duc-xuong-cap-826401/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201811/khi-bao-luc-gia-tang-dao-duc-xuong-cap-826401/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Khi bạo lực gia tăng, đạo đức xuống cấp - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 29/11/2018, 14:45 [GMT+7]

Khi bạo lực gia tăng, đạo đức xuống cấp

Bạo lực được hiểu chung là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại lên một ai đó. Để kiềm chế và ngăn chặn bạo lực, tất cả các nhà nghiên cứu tâm lý cũng như xã hội học đều đồng tình với quan điểm rằng phải bắt nguồn từ giáo dục con người. Thế nhưng vấn đề trở nên nan giải hơn rất nhiều, khi mà bạo lực lại nảy sinh từ chính trong môi trường giáo dục. 

Dư luận xã hội, trong đó có đông đảo cư dân mạng đang sống trong tâm trạng như thế, trước thông tin về sự việc cô giáo trường THCS  Duy Ninh, tỉnh Quảng Bình bắt trẻ tát bạn 231 cái, vì cho rằng em nói bậy. Và cái tát chí mạng của cô vào mặt cậu học sinh lớp 6 khiến bao người choáng váng.
 
Đông đảo cư dân mạng đều cho rằng hình phạt mà cô giáo đưa ra với học sinh là phản giáo dục. Càng đáng lên án khi cô giáo đã mượn tay học sinh của mình để trừng phạt bạn cùng lớp. Việc làm của cô giáo không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo mà còn đe dọa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của học sinh.
 
Trong khi cộng đồng, các cơ quan ban ngành đoàn thể các cấp đều đang ngăn chặn những hành vi bạo lực, thì nữ giáo viên – một đại diện của ngành giáo dục lại lấy lý do "nóng tính", rồi "áp lực thi đua" để "Gieo mầm bạo lực" cho những đứa trẻ mới 11 tuổi. Cư dân mạng cho rằng, nếu cứ tư duy theo kiểu dạy trừng phạt thì để xử lí một lỗi sai này lại dẫn đến những hệ lụy, sai phạm khác có khi còn nặng nề hơn.
 
Đáng buồn hơn, đây không phải hình thức phạt dã man đầu tiên của giáo viên áp dụng với học sinh. Trước đó, đã có rất nhiều vụ việc khiến người nghe phải rùng mình, ám ảnh: Cô giáo phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng; Phó hiệu trưởng túm tóc, dúi đầu học sinh vào tường; Cô giáo đánh 23 học sinh vì thất vọng kết quả kiểm tra giữa kỳ; Nói chuyện riêng học sinh bị phạt ăn ớt...Và rất nhiều câu chuyện khác, khiến dư luận xã hội dấy lên mối lo ngại về cách hành xử thiếu văn hóa, thừa bạo lực, xảy ra ngay trong ngành giáo dục.
 
Nhiều cư dân mạng thắc mắc đặt câu hỏi: Dạy dỗ bằng bạo lực, chúng ta sẽ tạo ra một thế hệ tương lai như thế nào? Tại sao không ít giáo viên vẫn chưa rút ra được bài học, dù trong nhiều trường hợp, đó là bài học đắt giá không chỉ gây mất nghề, mà còn mất cả thanh danh?
 
Những hình ảnh các trẻ mầm non bị đánh đến thâm tím người, học sinh phải uống nước giặt giẻ lau bảng, hay học sinh phải hứng chịu 231 cái tát, ám ảnh tâm trí mỗi chúng ta. Đông đảo cư dân mạng cho rằng, khi các em lớn lên trong cách dạy dỗ quái gở như thế, thì đương nhiên sẽ sinh sôi những hành vi bạo lực, thú tính trong học đường và ngoài xã hội.
 
Bởi vậy, câu chuyện của ngành giáo dục hôm nay đang không chỉ dừng lại trong phạm vi của mái trường. Đó là câu chuyện về đạo đức thầy - trò, là câu chuyện đạo đức xã hội, đặc biệt câu chuyện phạt học sinh 231 cái tát lại xảy ra vào tháng 11, tháng có ngày tôn vinh những người thầy. Đó còn là trách nhiệm cật vấn lương tâm và hành động của những người có trách nhiệm với giáo dục và của mỗi chúng ta vì sự nghiệp trồng người.
.

Nguồn: ANTV

.