Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201803/khac-phuc-nhung-han-che-bat-cap-cua-luat-giao-duc-dai-hoc-hien-hanh-784749/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201803/khac-phuc-nhung-han-che-bat-cap-cua-luat-giao-duc-dai-hoc-hien-hanh-784749/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Giáo dục đại học hiện hành - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 14/03/2018, 08:10 [GMT+7]

Khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Giáo dục đại học hiện hành

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Luật Giáo dục Đại học năm 2012, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được ban hành sẽ mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học, giải quyết những đòi hỏi cấp bách trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học phát triển.

Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 22, sáng 13/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo UBTVQH về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Luật Giáo dục đại học (GDĐH) ban hành năm 2012 đã đáp ứng kịp thời việc thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Luật GDĐH đã dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập trước yêu cầu mới của thực tiễn tổ chức và hoạt động GDĐH trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Những hạn chế cơ bản của Luật GDĐH 2012 đã trở thành những điểm nghẽn, nút thắt cản trở đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH.

Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành trong thời gian qua khi tình hình kinh tế-xã hội của đất nước và thế giới đã có nhiều thay đổi khác biệt so với thời điểm ban hành Luật GDĐH năm 2012.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Luật GDĐH năm 2012, dự thảo luật đề xuất mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học, giải quyết những đòi hỏi cấp bách trong đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hệ thống GDĐH phát triển...

Về bố cục, dự thảo luật bao gồm 3 điều, cụ thể: Điều 1 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH số 08/2012/QH13 gồm 39 Điều, khoản và đề xuất bổ sung 2 điều trong dự thảo. Điều 2 - Thay thế, bãi bỏ một số cụm từ tại 5 điều, khoản của Luật GDĐH số 08/2012/QH13 để phù hợp với Luật Quy hoạch, với tên gọi thống nhất là các điều ước quốc tế; phù hợp với các quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ và Điều 3 - Hiệu lực thi hành.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng Luật GDĐH 2012 là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý tiến bộ và hiện đại cho GDĐH nước ta.

Tuy vậy, sau 5 năm thực hiện hiện Luật đã bộc lộ một số hạn chế cần thiết phải sửa đổi, bổ sung. Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà theo tinh thần Hiến pháp 2013 và Nghị quyết 29/NQ-TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI (NQ 29) càng trở nên cấp thiết khi mà cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra những đòi hỏi mới, phức tạp và biến động về cơ cấu, trình độ, chất lượng nhân lực ở các nước trên thế giới.

Vì vậy, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học.

Cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc sự cần thiết sửa đổi Luật vì thực tế Luật GDĐH hiện hành mới được ban hành 5 năm; có những văn bản hướng dẫn thực hiện Luật cũng chỉ mới được ban hành hơn một năm, chưa đủ thời gian cần thiết để kiểm chứng tính hiệu lực, hiệu quả của các quy định. Vì vậy, đề nghị cần có sự tổng kết sâu sắc hơn về những vướng mắc, bất cập; phân tích đầy đủ nguyên nhân là do quy định của Luật hay chỉ là vướng mắc trong khâu hướng dẫn, tổ chức thực hiện để từ đó xác định nội dung, phạm vi và thời điểm sửa đổi Luật cho phù hợp hơn.

Về hồ sơ dự án Luật, Ủy ban cho rằng hồ sơ dự án Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Trình tự, thủ tục xây dựng và thẩm định Dự án Luật bảo đảm theo đúng quy trình quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng của Hồ sơ Dự án Luật; bổ sung thêm các luận cứ, đánh giá đầy đủ, sâu sắc các tác động do việc thực hiện chính sách mới mang lại; bổ sung thêm một số tài liệu như Báo cáo thuyết minh các nội dung sửa đổi, một số tài liệu tham khảo, tổng kết kinh nghiệm quốc tế liên quan đến các nội dung chính sách được đề xuất sửa đổi và dự kiến các văn bản hướng dẫn kèm theo… để Đại biểu Quốc hội có đủ thông tin cho cho ý kiến về Dự án Luật.

Thảo luận về dự án Luật, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung đánh giá, phân tích về sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật; cho ý kiến đối với những vấn đề lớn về phát triển hệ thống giáo dục đại học; vấn đề về quản trị và tự chủ của cơ sở giáo dục đại học; quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học; quản lý nhà nước về giáo dục đại học;…

Đánh giá cao Chính phủ đã trình một dự luật được chuẩn bị công phu, sửa đổi khá toàn diện về vấn đề rất “nóng”, rất khó và có tính quốc tế rất cao, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, tổng kết, đánh giá tác động sâu sắc hơn những vấn đề sửa đổi; hướng mạnh phát triển giáo dục đại học theo hướng đa ngành, đa mục tiêu và giáo dục đại học phải là nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong nghiên cứu khoa học, vấn đề không phải là số lượng đề tài, mà vấn đề chất lượng đề tài, là tính ứng dụng của đề tài nghiên cứu, là thương hiệu, uy tín và vị thế của trường trong hoạt hoạt động đào tạo, nghiên cứu hoa học.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật cần quan tâm xem xét, giải thích rõ các khái niệm, từ ngữ trong luật, nhất là những khái niệm tên gọi của các cơ sở giáo dục ở cấp đào tạo đại học.

Đồng quan điểm với Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển cần tập trung phát triển, coi trọng cả 3 loại trường đại học là đại học nghiên cứu, địa học ứng dụng và đại học thực hành.

Một số ý kiến nêu quan điểm, việc sửa đổi, bổ sung Luật phải tạo hành lang pháp lý cho giáo dục đại học phát triển, hướng đến mục tiêu quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng có sức khỏe, trí tuệ; có đạo đức, kỷ luật; có năng lực thực tiễn, năng động, sáng tạo; góp phần phát triển văn hóa, tri thức khoa học; tăng cường sức cạnh tranh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia; đáp ứng nhu cầu của người học, của nhà nước và các bên liên quan trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

.

Nguồn: Chinhphu.vn

.