Trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, Bộ GD&ĐT đã đề xuất mở rộng miễn học phí cho học sinh cấp trung học cơ sở (THCS).
Đa phần các ý kiến đều ủng hộ chủ trương này vì sẽ tạo thêm điều kiện học tập cho người dân, đặc biệt là tại các vùng điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn về tính khả thi của quy định như ngân sách Nhà nước liệu có thể chi thêm để cấp bù.
Chia sẻ với PV Báo CAND, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT một tỉnh khu vực miền Trung cho biết: Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển, việc mở rộng đối tượng miễn học phí tới bậc THCS là hợp lý vì đây là cấp học phổ cập. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Cũng theo chia sẻ của vị lãnh đạo này, hiện nay vẫn còn có những ý kiến băn khoăn rằng, việc miễn giảm học phí nếu thực hiện sẽ lấy nguồn kinh phí ở đâu để cấp bù. Thực ra, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết được bằng cách chúng ta tiết kiệm chi, sử dụng ngân sách cho hợp lý.
Thực tế cho thấy, tại nhiều lĩnh vực, tình trạng thất thoát và lãng phí vẫn còn xảy ra tràn lan, cần điều chỉnh lại để tiết kiệm nguồn lực ưu tiên cho những lĩnh vực thiết yếu như y tế và giáo dục.
PGS Trần Xuân Nhĩ- nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho rằng: Dự thảo miễn học phí cấp THCS là đề xuất tiến bộ, tiệm cận với xu thế chung của thế giới. Ở các nước tiên tiến, học phí được miễn ở tất cả bậc phổ thông, bởi giáo dục phổ thông là kiến thức nền tảng cơ bản. Nếu vì lý do học phí mà công dân không được tiếp cận giáo dục phổ thông thì hệ lụy xã hội là rất lớn.
Liên quan đến băn khoăn của dư luận về việc liệu ngân sách Nhà nước có thể chi thêm để cấp bù nếu miễn học phí THCS, ông Ngô Văn Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết: Theo tính toán bước đầu, dự kiến ngân sách nhà nước hàng năm phải chi thêm để cấp bù miễn học phí cho toàn bộ học sinh THCS sẽ không quá lớn và ngân sách nhà nước có thể bù đắp được.
Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương án đảm bảo kinh phí để thực hiện từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo hàng năm trình Chính phủ báo cáo Quốc hội phê duyệt. Bên cạnh đó, khi không thu học phí bậc THCS, việc phát triển cơ sở hạ tầng trường lớp học sẽ do ngân sách nhà nước đầu tư, đồng thời khuyến khích đầu tư của xã hội.
Hơn 100 nghìn học sinh Hà Nội sẽ được học nghề phổ thông
Hơn 100 nghìn học sinh Hà Nội sẽ được học nghề phổ thông
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành kế hoạch hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông năm học 2017-2018. Theo kế hoạch, sẽ có hơn 100 nghìn học sinh được tư vấn hướng nghiệp và học nghề phổ thông, gồm gần 95 nghìn học sinh trung học cơ sở, số còn lại là học viên các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Trong số các nghề được giảng dạy, nghề điện - điện dân dụng có tổng chỉ tiêu được giao nhiều nhất, với hơn 30 nghìn học sinh; tiếp đến là tin học với 28 nghìn học sinh, nông lâm với 10 nghìn học sinh và nấu ăn với 5 nghìn học sinh. Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2016-2017, toàn thành phố có gần 95 nghìn học sinh hoàn thành chương trình học nghề phổ thông, chiếm tỷ lệ 93% tổng chỉ tiêu được giao.
.