Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201711/giao-duc-truyen-thong-xo-viet-nghe-tinh-cho-hoc-sinh-trung-hoc-gop-phan-giao-duc-lich-su-truyen-thong-yeu-nuoc-cho-the-he-tre-768282/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201711/giao-duc-truyen-thong-xo-viet-nghe-tinh-cho-hoc-sinh-trung-hoc-gop-phan-giao-duc-lich-su-truyen-thong-yeu-nuoc-cho-the-he-tre-768282/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 22/11/2017, 15:52 [GMT+7]
Giáo dục truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh cho học sinh trung học

Góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

(Congannghean.vn)-Từ năm 2007 đến nay, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nghệ An thống nhất chủ trương đưa giáo dục lịch sử Xô Viết Nghệ Tĩnh vào học trong nhà trường cho học sinh trung học. Sau 10 năm thực hiện, nhiều hoạt động phong phú, cụ thể của mỗi trường học đã góp phần hình thành nhân cách, xây dựng lòng tự tôn, tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên quê hương Xô Viết anh hùng của mỗi em học sinh. Từ đó, nâng cao ý thức trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống đất nước của thế hệ trẻ.

Học sinh thích thú với những hiện vật được trưng bày trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
Học sinh thích thú với những hiện vật được trưng bày trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

Qua 10 năm triển khai, số học sinh được đến tham quan Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh ngày càng tăng. Mỗi năm, có gần 10.000 lượt học sinh tại các trường trung học trong toàn tỉnh đến tham quan học tập tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhất là vào các dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn như: Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8), Quốc khánh 2/9, ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh 12/9… Học sinh đến tham quan không chỉ được tham gia giao lưu văn hóa, tìm hiểu lịch sử, xem phim khoa giáo về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh mà còn trực tiếp thực hiện các hoạt động về nguồn, dâng hương, dâng hoa…; nhận bảo vệ, chăm sóc các di tích lịch sử. Các nhà trường cũng chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng về hình thức, nội dung, phương pháp và tư liệu ngoại khóa giới thiệu lịch sử phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh để ngày càng hấp dẫn, thu hút học sinh.

Cùng với đó, các hoạt động giao lưu tìm hiểu, nói chuyện truyền thống và trưng bày lưu động luôn được quan tâm. Từ năm học 2012 - 2013 đến nay, các trường học đã triển khai có hiệu quả các buổi học lịch sử được tổ chức tại bảo tàng, các khu di tích như Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, đền Trìa ở Hưng Lộc, đình làng Trung ở Hưng Dũng (TP Vinh), đình Võ Liệt ở Thanh Chương… Đặc biệt, để giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội kiến thức về những mốc lịch sử khô cứng, 2 ngành giáo dục và văn hóa đã đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách kết hợp giữa kiến thức trong sách giáo khoa và hiện vật minh chứng, gặp gỡ nhân chứng lịch sử để những tiết học thêm phần sinh động. Việc học lý thuyết gắn với thực hành, thực tế đã làm cho nhận thức, hiểu biết của các em về lịch sử địa phương, về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh dễ dàng và sâu sắc hơn.

Ngoài ra, cùng với việc dạy học trực tiếp tại các di sản, các tư liệu về phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã được các thầy, cô giáo sử dụng trong các tiết dạy nhằm mở rộng kiến thức, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi bài học. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh (12/9), UBND tỉnh đều tổ chức thi tìm hiểu về phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh dưới nhiều hình thức khác nhau, như “Tìm hiểu về phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh”, thi “Rung chuông vàng”, hoạt động ngoại khóa “Hành quân về địa chỉ đỏ”; sưu tầm tư liệu, hình ảnh về Xô Viết Nghệ Tĩnh…

Tuy nhiên, hiện nay, việc tham quan, học tập tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh còn tồn tại một số hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai. Đó là, việc tham quan, học tập tại bảo tàng chưa thường xuyên, chưa mở rộng đối tượng học sinh; nội dung và chất lượng học tập chưa phong phú, hấp dẫn…

Chia sẻ về điều này, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, chuyên viên Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Trong những năm tiếp theo, Sở tiếp tục phối hợp với Sở VH&TT chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch cho các ban, phòng liên quan để phát huy hơn nữa giá trị truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh; gắn việc giáo dục truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh với các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học…; đồng thời, tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử dưới hình thức tham quan bảo tàng, di tích cho học sinh trung học vào chương trình ngoại khóa. Sở cũng sẽ phối hợp với Sở VH&TT và Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh trong việc bổ sung thêm các tư liệu, không gian trưng bày, đầu tư cơ sở vật chất như hệ thống âm thanh, máy chiếu…, chỉnh lý nội dung trưng bày lưu động phù hợp với lứa tuổi học sinh, đổi mới phương pháp thuyết minh hấp dẫn hơn để thu hút các em lắng nghe và thấu cảm hơn.

.

Thu Thủy

.