Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201601/10-su-kien-giao-duc-tieu-bieu-nam-2015-655196/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201601/10-su-kien-giao-duc-tieu-bieu-nam-2015-655196/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
10 sự kiện giáo dục tiêu biểu năm 2015 - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 01/01/2016, 09:34 [GMT+7]

10 sự kiện giáo dục tiêu biểu năm 2015

Việc tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên an toàn, nghiêm túc, nhận sự đồng thuận của toàn xã hội và tác động tích cực đến giáo dục phổ thông chính là một trong những sự kiện tiêu biểu của ngành giáo dục-đào tạo năm 2015 do báo Giáo dục và Thời đại bình chọn.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận hoàn thành thành công nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO).
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận hoàn thành thành công nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO).

1. Công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ GD&ĐT công bố với mục tiêu giúp học sinh phát triển khả năng của bản thân, hình thành tính cách và thói quen; phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là sản phẩm kế thừa các ưu điểm của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, vận dụng kinh nghiệm và tiếp cận các xu thế quốc tế theo nguyên tắc học tập một cách sáng tạo và có hệ thống, không rập khuôn máy móc, đáp ứng yêu cầu vừa hiện đại, hội nhập quốc tế vừa có bản sắc dân tộc và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

2. Đổi mới kỳ thi THPT quốc gia 2015

Năm 2015, ngành giáo dục đào tạo đã tạo một dấu mốc quan trọng bằng việc tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên an toàn, nghiêm túc, nhận sự đồng thuận của toàn xã hội và tác động tích cực đến giáo dục phổ thông.

Kỳ thi đã thực hiện đồng thời 2 mục tiêu cơ bản, đó là: Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT, làm cơ sở cho việc xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29 của Đảng.

3. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận hoàn thành nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO)

Sau 26 tháng nhận nhiệm vụ, nhìn lại nhiệm kỳ Chủ tịch dài nhất lịch sử SEAMEO (tính đến thời điểm hiện tại), dấu ấn đậm nét của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trong vai trò Chủ tịch Hội đồng SEAMEO lần thứ 47 chính là thúc đẩy sự hợp tác, phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo của khu vực Đông Nam Á.

Kết quả có ý nghĩa nhất tại nhiệm kỳ này là Hội đồng SEAMEO đã đề ra 7 lĩnh vực ưu tiên tập trung thực hiện trong chương trình nghị sự giáo dục sau năm 2015.

4. Tự chủ và phân tầng xếp hạng đại học

Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 08/9/2015 quy định tiêu chuẩn phân tầng và khung xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.

Theo đó, cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 tầng gồm: Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.

Nghị định là cơ sở pháp lý nhằm sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, làm cơ sở cho các trường đại học định hướng rõ ràng mục tiêu phát triển, công khai chất lượng và uy tín của các trường để người học, xã hội biết và lựa chọn.

5. Xây dựng Phòng Truyền thống Giáo dục Việt Nam, hướng tới xây dựng Bảo tàng Giáo dục Việt Nam

Ngày 19/11, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã ra Quyết định xây dựng Phòng Truyền thống Giáo dục Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật, hình ảnh, tài liệu, đánh dấu các mốc lịch sử của ngành giáo dục, hướng tới xây dựng Bảo tàng Giáo dục Việt Nam.

6. Các chính sách cho nhà giáo tiếp tục được hoàn thiện

Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng và ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và xếp lương viên chức giáo dục:

Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Thông tư liên tịch số 20, 21,22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/9/2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông;

Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 06/11/2015 hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

7. Khởi động thử nghiệm phát sóng Kênh truyền hình giáo dục quốc gia VTV7

Kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7 được phát sóng chính thức vào tháng 1/2016. Đây là kênh truyền hình chuyên biệt về giáo dục để hỗ trợ các học sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc có thể học tất cả các môn học qua sóng truyền hình, góp phần quan trọng trong sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.

8. Việt Nam tiếp tục đạt thành tích cao tại các cuộc thi học sinh giỏi quốc tế

Năm 2015 được đánh giá là năm có kết quả cao nhất về thành tích thi Olympic khu vực và quốc tế so với các năm trước đây chúng ta tham dự.

Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự (gồm đoàn Vật lí và Tin học tham dự Olympic khu vực châu Á, 5 đoàn tham dự Olympic quốc tế là Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Tin học), đoạt 12 Huy chương Vàng (chiếm 32,43%), 16 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng và 3 Bằng khen.

9. Việt Nam đứng thứ 12 giáo dục toàn cầu về năng lực Khoa học, Toán và Đọc hiểu

Tháng 5/2015, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố bảng xếp hạng chất lượng giáo dục toàn cầu trên cơ sở tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả kiểm tra năng lực Toán, Đọc hiểu và Khoa học ở học sinh. Kết quả, Việt Nam xếp thứ 12, đứng trên nhiều nước phát triển.

Theo BBC, bảng xếp hạng này được tính toán dựa trên kết quả đánh giá các năng lực về Toán, Đọc hiểu và Khoa học của học sinh 15 tuổi ở 76 quốc gia.

10. Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay

Năm 2015, Bộ GD&ĐT đã triển khai mô hình Thư viện cộng đồng trong trường phổ thông và phát triển văn hóa đọc gắn liền với đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Cũng trong năm 2015, Bộ đã tổ chức tuần lễ quốc gia hưởng ứng học tập suốt đời với chủ đề “Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay”.

.

Nguồn: Chinhphu.vn

.