Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201504/anh-hung-llvt-nhan-dan-nguyen-quang-trung-mot-thoi-lam-nen-huyen-thoai-599310/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201504/anh-hung-llvt-nhan-dan-nguyen-quang-trung-mot-thoi-lam-nen-huyen-thoai-599310/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Một thời làm nên huyền thoại - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 07/04/2015, 08:40 [GMT+7]
Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Quang Trung

Một thời làm nên huyền thoại

(Congannghean.vn)-Những tấm Huân, Huy chương được gói ghém cẩn thận, với ông chúng đã trở thành báu vật không thể rời xa. Năm tháng qua đi, nhưng mỗi lần nhắc về những kỷ niệm nơi chiến trường “một thời máu lửa”, khóe mắt ông rưng rưng niềm tự hào lẫn xúc động. Ông là Thiếu tá Nguyễn Quang Trung (SN 1951), Anh hùng LLVT nhân dân, trú tại xóm 11, xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương.
 
Sinh ra trong một gia đình có 3 anh em trai, vì người anh đầu và em út đều ra chiến trường, nên Nguyễn Quang Trung học xong cấp 3 ở lại quê nhà, tham gia hoạt động đoàn thể, từng là Chủ tịch HTX Măng non, Bí thư Đoàn xã. Ngày ấy, mỗi lần đọc báo cho bà con nhân dân nghe, khi đọc đến những trận thắng hào hùng của dân tộc như trận Khe Sanh, trận Mậu Thân năm 1968, trong lòng Nguyễn Quang Trung rạo rực, muốn vác ba lô lên đường ngay lập tức. Giữa khí thế sục sôi, với tinh thần quyết tâm cao, bỏ ngoài tai sự ngăn cản của cha mẹ, ông viết đơn xung phong lên đường nhập ngũ. Năm ấy, Nguyễn Quang Trung vừa tròn 18 tuổi.
Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Quang Trung
Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Quang Trung
Huấn luyện 6 tháng tại Đoàn 22, thuộc QK4 đóng quân ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, đầu năm 1970, Nguyễn Quang Trung được điều động vào chiến trường, là trinh sát thuộc Đại đội C23, Trung đoàn 148, Sư đoàn 316a, tham gia chiến đấu tại Cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng, Lào). Công việc chủ yếu của những người lính trinh sát như ông là đặt đài quan sát, vẽ sơ đồ, đắp sa bàn và tổ chức các phương án tác chiến...
 
Nhắc đến những kỷ niệm làm nên những chiến công vang dội nơi chiến trường, Thiếu tá Nguyễn Quang Trung nhớ lại, đó là trận đánh ở đồi Mường Xủi vào tháng 11/1973, khi đó ông là Tiểu đội trưởng. Qua công tác nắm tình hình trinh sát, vẽ sơ đồ, đắp sa bàn, nhận thấy đồi dốc đá dựng đứng, lực lượng của ta mỏng, khó có thể tiếp cận được, nếu huy động cả bộ binh cũng phải trên 20 người. Không thể chậm trễ, chờ huy động của bộ binh, Tiểu đội trưởng Nguyễn Quang Trung đã xung phong chỉ huy Tiểu đội của mình trực tiếp tìm phương án đánh vào đồn địch.
 
Sau khi được sự nhất trí của chỉ huy Đại đội, Nguyễn Quang Trung đã phân công 12 người trong Tiểu đội đứng công kênh lên nhau, cứ người khỏe đứng dưới, người này đứng trên vai người kia, tiếp cận đồn địch, trong khi địch bắn pháo sáng suốt đêm. “Lúc ấy, tôi nghĩ cứ tiếp cận lên được trên ấy thì nhất định chúng tôi sẽ chiến thắng”, Thiếu tá Nguyễn Quang Trung cho biết. Quả đúng như phán đoán ban đầu, sau khi tiếp cận được đồn địch, lực lượng của ta cho thuốc pháo vào lô cốt, đánh trên đánh xuống, nhanh chóng giải phóng hoàn toàn điểm đồi cao độc lập chỉ trong vòng 15 phút, đồng thời các đồi xung quanh địch bỏ chạy tán loạn.
 
Trận thắng ấy, cả tiểu đội được phong là dũng sỹ, được tặng Huân chương, riêng Tiểu đội trưởng Nguyễn Quang Trung với bản lĩnh, quyết đoán của người chỉ huy, được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì. Hay như trận đánh vào Tiểu đoàn Mạnh Hổ ở chiến dịch Tây Nguyên. Lần ấy, Nguyễn Quang Trung là Đại đội phó, chỉ huy Tiểu đoàn đánh vào trung tâm đồn địch. Sau tiếng hô lớn của người chỉ huy: “Vì ý nghĩa chiến dịch Tây Nguyên vĩ đại, đảng viên, đoàn viên thanh niên hãy anh dũng tiến lên”, 3 phát súng vang lên, các chiến sỹ của ta đã dũng cảm xông lên, khiến cho địch phải bỏ chạy.
 
Sau khi đánh chiếm được Tiểu đoàn Mạnh Hổ, Thiếu tá Nguyễn Quang Trung phân công Trung đội 3 ở lại chốt chặt, còn các trung đội khác huy động đánh tràn sang chiếm được tăng thiết giáp, tiến thẳng vào trung tâm thị xã Buôn Ma Thuột. Lần thứ 2, ông được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì. Với những chiến công vang dội, Thiếu tá Nguyễn Quang Trung được anh em đồng đội tin yêu và kính trọng, vinh dự được đi báo công ở Thủ đô. Nhớ nhất có lẽ là trận đánh ở Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh vào tháng 4/1975. Trận chiến ấy, đơn vị làm dự bị của trung đoàn, luôn trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh cấp trên.
 
Lần ấy, địch bao vây, biết đó nhưng không thể đánh khi chưa có sự cho phép của cấp trên. Nhanh, nhạy, Thiếu tá Nguyễn Quang Trung đã tổ chức đánh phá vòng vây với kế nghi binh. Sau tiếng hô “Vì ý nghĩa chiến dịch mang tên Bác, đảng viên, đoàn viên thanh niên anh dũng tiến lên...”, sau 3 tiếng súng, bộ đội ta đồng loạt tiến lên, khiến địch không kịp trở tay, chạy tán loạn. Trận ấy, Nguyễn Quang Trung được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, đơn vị chủ công được đề nghị tuyên dương Anh hùng. Ngày 15/1/1976, Thiếu tá Nguyễn Quang Trung vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
 
Lấy vợ khi đang tham gia làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, vào dịp nghỉ phép năm 1981, nhưng phải đến khi phục viên về quê, 40 tuổi, Thiếu tá Nguyễn Quang Trung mới có đứa con trai đầu lòng. Những năm tháng nơi chiến trường có cả niềm hạnh phúc, vui sướng bởi những trận thắng vang dội nhưng cũng phải đổ không ít máu và nước mắt bởi sự hy sinh của đồng đội và bởi những vết thương mà chiến tranh để lại trên cơ thể ông. “Mỗi lúc trở trời, vết thương lại tái phát. Những lúc ấy, tôi lại nhớ một thời cùng đồng đội vào sinh ra tử, một thời làm nên những huyền thoại...”, Thiếu tá Nguyễn Quang Trung bộc bạch.
.

Phan Tuyết

.