Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201407/nam-hoc-moi-bo-diem-so-danh-gia-hoc-sinh-tieu-hoc-bang-nhan-xet-loi-noi-511566/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201407/nam-hoc-moi-bo-diem-so-danh-gia-hoc-sinh-tieu-hoc-bang-nhan-xet-loi-noi-511566/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Năm học mới, bỏ điểm số, đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét, lời nói - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 21/07/2014, 09:27 [GMT+7]

Năm học mới, bỏ điểm số, đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét, lời nói

(Congannghean.vn)-Trên cơ sở thí điểm cách đánh giá nhận xét bậc học lớp 1 năm học 2013 - 2014, nhận thấy những kết quả đạt được, bước vào năm học mới 2014 - 2015, Bộ GD&ĐT sẽ có một thay đổi về cách đánh giá học sinh tiểu học. Thay vì “công cụ” chủ lực là điểm số, sẽ có sự tham gia tích cực của lời nói, nhận xét. Đây là một phương pháp tích cực và hiện đại, được sự ủng hộ của dư luận.
 
Trước đây, dựa vào Thông tư 32 ban hành năm 2009, việc đánh giá kết quả học sinh tiểu học bằng điểm số kết hợp nhận xét, chủ yếu bằng điểm trên hai mặt hạnh kiểm và học lực. Đã có văn bản dự thảo, năm học mới này nếu không có gì thay đổi, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành thông tư, trong đó thay đổi cách đánh giá bằng điểm sang đánh giá bằng nhận xét, lời nói. Đây là một phương pháp đổi mới quá trình sư phạm, đổi mới tổ chức dạy học trong môi trường sư phạm. Thông qua hồ sơ đánh giá thường xuyên là sổ theo dõi đánh giá, sổ liên lạc, phụ huynh sẽ nắm được thông tin về năng lực, phẩm chất và kết quả của con em mình. Từ đó có sự phối hợp giáo dục mà không tạo áp lực về điểm số.
Đánh giá kết quả học tập bằng nhận xét giúp học sinh tiểu học  phát triển toàn diện
Đánh giá kết quả học tập bằng nhận xét giúp học sinh tiểu học phát triển toàn diện
Với cách đánh giá, nhận xét bằng lời nói, giáo viên không cho điểm mà ghi kết quả đúng, để khuyến khích các em và chỉ ra những kết quả chưa đúng để giúp các em hoàn thiện mình. Hằng tuần, tổ, lớp bình bầu và giáo viên tặng phiếu khen những học sinh xuất sắc trên mỗi lĩnh vực phẩm chất, năng lực và kết quả học tập. Hàng tháng, học sinh được đánh giá tổng hợp trên lĩnh vực đạt yêu cầu hay chưa đạt và được ghi các nhận xét. Cuối năm học, học sinh được làm bài kiểm tra để làm căn cứ xét hoàn thành chương trình học cùng với tổng hợp đánh giá thường xuyên. Như vậy, có thể thấy đánh giá bằng nhận xét hướng tới sự hoàn thiện chứ không phải dán nhãn con điểm cho các em, gây áp lực cho các em trong học tập.
 
Trên cơ sở đánh giá của giáo viên với học sinh sẽ giúp phụ huynh biết con em mình có những tiến bộ ra sao, điểm nào tốt, điểm nào chưa tốt để cùng nhà trường tìm ra những giải pháp giúp các em hoàn thiện mình. Từ lâu nay, việc đánh giá học sinh chỉ thể hiện bằng điểm số nhưng với cách đánh giá bằng lời nói, nhận xét sẽ giúp các bậc làm cha, làm mẹ biết được con em mình trong quá trình học tập sẽ có những biểu hiện như thế nào, tốt hay là chưa tốt. Hiện nay, vẫn tồn tại vấn đề coi trọng điểm số trong một bộ phận phụ huynh, chính điều này đã vô hình chung làm mất đi tuổi thơ của các em học sinh tiểu học, nhiều em còn cảm thấy mặc cảm về điểm số khi thấy mình bị điểm thấp, thua thiệt với bạn bè.
 
Có thể thấy rằng, rào cản lớn nhất trong quá trình thực hiện là thay đổi thói quen của giáo viên từ chỗ cho điểm các bài tập thực hành, bài kiểm tra sang nhận xét. Bước đầu sẽ còn lúng túng, e ngại bởi cách làm này sẽ thay đổi một thói quen, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian hơn, lao động nhiều hơn. Giờ đây, giáo viên phải cân nhắc từng câu, chữ mà người kiểm soát lại là phụ huynh từng ngày, từng kỳ, từng năm với bài làm của con mình. Chính điều này cũng đòi hỏi người giáo viên cần phải làm việc có trách nhiệm hơn, việc nhận xét cần gửi gắm vào đó một thái độ, tình cảm cũng như việc định hướng cho học sinh của mình.
 
Ngoài ra, việc đánh giá bằng nhận xét, lời nói là phương pháp giải quyết những bất cập, ví như có nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, gửi con cho ông bà, người thân sẽ phải có trách nhiệm với con cái hơn, hay những bậc phụ huynh ở các huyện miền núi không có điều kiện học hành, không biết chữ. Đây chỉ là những trường hợp thiểu số, nhưng đòi hỏi người giáo viên làm việc có trách nhiệm hơn, phải tranh thủ thời gian đến nhà trao đổi với phụ huynh để họ hiểu.
 
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Sơn, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho biết: Phương pháp đánh giá bằng nhận xét, lời nói hướng tới sự hoàn thiện cho các em học sinh tiểu học. Qua một năm thực hiện hướng dẫn tạm thời đổi mới đánh giá học sinh lớp 1, Phòng Giáo dục Tiểu học Nghệ An nhận thấy chủ trương thay đổi cách đánh giá đã đi vào thực tiễn cuộc sống, giảm đáng kể áp lực về thành tích, điểm số tới phụ huynh, học sinh, chất lượng học sinh được giữ vững, giáo viên tận tụy với nghề.
 
Tuy nhiên, cái khó hiện nay là việc kiểm soát chất lượng. Chính vì vậy để đánh giá mới được kiểm soát trong toàn ngành nhằm tạo động lực cho giáo viên phải thường xuyên chăm lo dạy dỗ, giáo dục học sinh cần có cơ chế đánh giá định kỳ của cơ quan quản lý giáo dục được thể hiện trong Thông tư đánh giá học sinh tiểu học...
.

Phan Tuyết