Ngày 29/5, tổ chức Kỷ lục Việt Nam cho biết, nhân Tuần lễ Biển đảo Việt Nam (1/6 đến 8/6), tổ chức công bố 10 kỷ lục Việt Nam về biển đảo.
6 trong số 10 kỷ lục mới này đều liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định chủ quyền không thể phủ nhận của Việt Nam đối với hai quần đảo này:
Cuốn sách viết về Quốc hiệu, Cương vực, tập hợp số lượng bản đồ cổ và hiện đại về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nhiều nhất |
Kỷ lục Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được đặt nhiều tên nhất (Hoàng Sa, Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa, Cát (Kát) Vàng, Cồn Vàng; phương Tây gọi là Paracel);
Hoàng Sa - Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, sâu nhất, xa nhất, có nhiều đảo đá nhất;
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được vẽ nhiều nhất trên tất cả các bản đồ cổ và hiện đại của Việt Nam và Quốc tế;
Lễ hội dân gian duy nhất có từ xa xưa mô tả những khó khăn, gian khổ nhưng rất oai hùng của những người lính Việt Nam canh giữ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa (Lễ hội Hoàng Sa được tổ chức tại Miếu Hoàng Sa ở làng An Vĩnh, xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 20 tháng 2, âm lịch);
Cuốn sách viết về Quốc hiệu, Cương vực, tập hợp số lượng bản đồ cổ và hiện đại về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nhiều nhất (Việt Nam Quốc hiệu và cương vực; Hoàng Sa- Trường Sa của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu);
Người có công trình nghiên cứu và hồ sơ, tài liệu về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam được dịch sang tiếng Anh nhiều nhất (tiến sĩ Nguyễn Nhã).
Lễ hội dân gian ghi nhớ công lao của những người lính hy sinh bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa được xác định có từ 500 năm trước |
- 4 kỷ lục còn lại về biển đảo Việt Nam:
Đạo diễn thực hiện nhiều phim tư liệu và phim truyện có nội dung về biển đảo Việt Nam nhất (đạo diễn Nguyễn Văn Lượng với với 221 bộ phim về đề tài đất nước - con người miền biển đảo Việt Nam);
"Tổ quốc nhìn từ biển", bài thơ được cộng đồng Kỷ lục gia Việt Nam bình chọn để các nhà thư pháp kỷ lục gia viết thành Bức lụa thư pháp có độ dài kỷ lục đang được trưng bày tại Nhà Truyền thống huyện đảo Trường Sa;
Thuyền trưởng - Nhạc sĩ viết nhiều ca khúc về biển đảo nhất (nhạc sĩ Tôn Huy);
Ca khúc viết về biển đảo cùng một lúc được hai giải thưởng âm nhạc cao nhất của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh (Ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình" của nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn (phổ thơ Nguyễn Phan Quế Mai).
.