Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201403/xa-hoi-hoa-viec-trung-tu-ton-tao-di-tich-danh-thang-can-lay-gia-tri-van-hoa-lam-nen-tang-phuc-dung-465480/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201403/xa-hoi-hoa-viec-trung-tu-ton-tao-di-tich-danh-thang-can-lay-gia-tri-van-hoa-lam-nen-tang-phuc-dung-465480/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần lấy giá trị văn hóa làm nền tảng phục dựng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 24/03/2014, 10:04 [GMT+7]
Xã hội hóa việc trùng tu, tôn tạo di tích - danh thắng

Cần lấy giá trị văn hóa làm nền tảng phục dựng

(Congannghean.vn)-Phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là góp phần gìn giữ tinh hoa nhằm giáo dục truyền thống nhân văn của cha ông từ ngàn đời xưa cho thế hệ hôm nay cũng như mai sau. Cũng vì thế mà trong những năm trở lại đây, ở tỉnh Nghệ An, cùng với việc đầu tư từ kinh phí của Nhà nước, công tác xã hội hóa trong việc trùng tu, tôn tạo di tích - danh thắng đã được đẩy mạnh. Tuy nhiên, để di tích - danh thắng được phục dựng theo đúng giá trị, kiến trúc của nó đang đặt ra nhiều vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm hơn bao giờ hết.
 
Theo thống kê của Ban Quản lý Di tích - Danh thắng tỉnh thì hiện nay, trên địa bàn Nghệ An có 1.395 di tích, danh thắng, phân bố trên khắp 21 huyện, thành, thị của cả tỉnh. Trong đó có 257 di tích danh thắng đã được xếp hạng, với 132 di tích Quốc gia, 125 di tích cấp tỉnh. Đây cũng là một trong những địa phương trong cả nước được đánh giá là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với bề dày văn hóa, lịch sử có từ hàng nghìn năm. Nghệ An còn là mảnh đất gắn liền với tên tuổi nhiều danh nhân lớn được nhân dân thờ phụng như: Đền thờ và mộ Vua Mai Hắc Đế, Đền thờ Hoàng đế Quang Trung, Đền thờ Trạng nguyên Bạch Liêu, Đền thờ Hoàng Tá Thốn, Đền thờ Nguyễn Xí, Đền thờ Nguyễn Xuân Ôn, Mộ Nguyễn Trường Tộ, Di tích lưu niệm Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong... và những địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”.
 
Trải qua quá trình lịch sử, chiến tranh tàn phá, nhiều di tích - danh thắng đã dần mai một, thậm chí có nơi trở thành phế tích. Những năm gần đây, cùng với chính sách và Luật Di sản văn hóa ra đời, tỉnh ta đã có nhiều giải pháp phục dựng lại các giá trị văn hóa lịch sử, địa chỉ tâm linh tín ngưỡng của nhân dân. Tính đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh đã huy động nguồn vốn xã hội hóa lên tới hàng trăm tỉ đồng trong công tác phục dụng đền chùa, miếu mạo. Nhiều địa phương làm tốt công tác xã hội hóa như: Thị xã Cửa Lò, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai… Bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều cá nhân, doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra hàng tỉ đồng để góp phần phục dựng di tích, danh thắng.
 
Đền  Bảo An - Chùa Bảo Minh, di tích được phục dựng nhờ nguồn vốn xã hội hóa lên đến hàng tỉ đồng
Đền Bảo An - Chùa Bảo Minh, di tích được phục dựng nhờ nguồn vốn xã hội hóa lên đến hàng tỉ đồng
 
Điển hình như ông Dương Quang Thịnh trú tại phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai đã bỏ ra hơn 2 tỉ đồng để cùng các nhà hảo tâm góp công, góp sức phục dựng lại Chùa Bảo Minh - Đền Bảo An có niên đại lịch sử hàng trăm năm. Trước kia, do chiến tranh và nhận thức của người dân còn hạn chế nên Chùa Bảo Minh - Đền Bảo An chỉ còn lại phế tích. Trước sự linh thiêng của ngôi đền, chùa, năm 1999, ông Thịnh đã tự nguyện bỏ tiền ra cùng chính quyền địa phương làm hồ sơ, thủ tục để được UBND tỉnh phê duyệt, phục dựng lại di tích văn hóa, lịch sử này. Tuy nhiên, để cụm di tích Chùa Bảo Minh - Đền Bảo An được xây dựng lại theo nguyên trạng ban đầu và trở thành nơi tâm linh, tín ngưỡng của du khách thập phương khi về đây thì một số hạng mục cũng cần được quan tâm, đầu tư hơn nữa.
 
Bên cạnh đó, ở một số địa phương, công tác xã hội hóa trong việc trùng tu, phục dựng di tích - danh thắng trên địa bàn toàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Một số cá nhân, đơn vị đã lợi dụng việc bỏ kinh phí xây dựng để làm theo ý đồ riêng của mình. Nhiều ngôi đền, chùa xây dựng từ nguồn xã hội hóa lại sử dụng kiến trúc tân thời, ngói Tây, đồ tế khí hiện đại vào các di tích cổ kính, sơn phủ phần gỗ, tượng, đồ tế khí bằng loại sơn PU bóng, sử dụng gạch ốp lát… được sản xuất theo công nghệ hiện đại để làm mới di tích. Điều này không những làm mất đi giá trị văn hóa lịch sử cổ xưa mà còn làm giảm đi giá trị linh thiêng của di tích - danh thắng và vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo tồn, tôn tạo di tích.
 
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là, làm sao để công tác xã hội hóa gắn với việc phục dựng di tích - danh thắng vẫn giữ được nguyên trạng kiến trúc ban đầu? Trước hết, Ban Quản lý Di tích - Danh thắng cần phải quản lý, giám sát công tác phục dựng, tôn tạo chặt chẽ hơn nữa từ xã hội hóa. Mặt khác, dù sử dụng bằng bất kỳ nguồn vốn nào chăng nữa thì cũng cần phải tôn trọng giá trị vốn có của nó và Luật Di sản văn hóa hiện nay.
.

Ngọc Thái