Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201402/mua-ban-chim-phong-sinh-tot-xau-can-ke-452053/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201402/mua-ban-chim-phong-sinh-tot-xau-can-ke-452053/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Mua, bán chim phóng sinh: Tốt - xấu cận kề - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 17/02/2014, 15:41 [GMT+7]

Mua, bán chim phóng sinh: Tốt - xấu cận kề

Phóng sinh là hành vi giải thoát, cứu sống nên không nặng về hình thức mà phản lại ý nghĩa nhân văn của nghi lễ. "Nếu thuê người đi bắt chim thì việc phóng sinh mất hết ý nghĩa và thà rằng đừng phóng còn hơn".
 
Phóng sinh là một nghi lễ mang đậm tính Phật, tính nhân văn nhưng đi cùng với đó lại là một hành động tiêu cực: săn bắn, nuôi giữ chim để bán. Theo nhiều tăng ni Phật tử, người phóng sinh được phước, người bắt, nuôi chim để phóng sinh thì có tội, hai việc đó rất rành mạch, rõ ràng. Nhiều cửa hàng bán chim phóng sinh chỉ hướng tới mục đích kinh doanh, không biết và không bận tâm đến triết lí thiện - ác hay ý nghĩa của việc bắt thả chim. Nhân viên cửa hàng bán chim tại đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) chia sẻ: "Người mua có nhu cầu thì mình chỉ biết cung cấp cho họ thôi. Còn việc bẫy, thả chim có gì tốt xấu thì đó là việc của người ta, nên mình không để ý".
 
Những dịp lễ hội, cúng tế ngày rằm như thời điểm này, hoạt động thu mua chim phóng sinh diễn ra nhộn nhịp nhất. Khách đặt mua chim tấp nập khiến các chủ cửa hàng phải bận rộn lấy hàng. Vì vậy, các thợ săn cũng ráo riết khắp chốn đồng, rừng, vây bắt chim. Hai loại chim phóng sinh được săn bắt chủ yếu là sẻ đá và bồ câu ta. Chủ một cửa hàng ở đường Hoàng Hoa Thám cho biết: Trung bình một năm nhập về hơn 1.000 con sẻ đá. Trong đó, mỗi dịp Rằm tháng bảy, Rằm tháng giêng, cửa hàng tiêu thụ được 700-800 con...
 
Theo sư cụ Thích Đàm Huyền, trụ trì chùa Láng (Hà Nội), "săn bắt chim phóng sinh và phóng sinh chim là hai việc xấu - tốt rành rẽ", không ảnh hưởng gì đến nhau về mặt ý nghĩa. Phóng sinh là nghi lễ quy y, sám hối cho con vật. Nhờ nghe kinh, được trì chú đại bi và thả ra, con vật có điều kiện sám hối nghiệp chướng. Với con người, từ việc phóng sinh có thể thấu hiểu triết lí mọi vật bình đẳng, mạng sống muôn loài đều đáng trân trọng như nhau, qua đó bồi đắp tình yêu thương với chúng sinh. Người phóng sinh chỉ có mục đích thả nên không vì mua chim khi chim chưa bị bắt mà xấu đi. Kẻ săn bắt chim cũng không nhờ bán để phóng sinh mà đẹp lên.
 
Chạy theo nhu cầu của người mua, các cửa hàng bán chim phóng sinh nở rộ
Chạy theo nhu cầu của người mua, các cửa hàng bán chim phóng sinh nở rộ
 
Tuy nhiên, phải hiểu được ý nghĩa và phóng sinh hợp lẽ, người làm nghi thức này mới tạo nên phúc.  Trong một bài chia sẻ với các Phật tử, Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng cho biết nếu vì phóng sinh mà bắt chim thì nghi lễ lại mang tính hình thức. Ông kể về một lần dự lễ phóng sinh ở ngoại thành Hà Nội. Theo kế hoạch, lễ diễn ra lúc 9h nhưng chờ tới 10h ông vẫn thấy có người đến đưa tiền cho gia chủ, nhờ đặt hộ chim. Hỏi ra mới biết, nhiều người trong vùng muốn tham gia lễ phóng sinh vì có ông quy y, tụng kinh cho những chú chim. Nhiều mối đặt chim gấp khiến thợ không kịp săn, chủ nhà phải chờ  gom đủ chim mới tiến hành lễ phóng sinh.
 
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng liền bảo mấy học trò đi cùng gấp chim giấy cho đủ số lượng để phóng. Ông họp mọi người lại, nói chuyện về ý nghĩa của việc phóng sinh. Ông chia sẻ, phóng sinh là thấy chúng sinh bị giam cầm, sắp bị giết hại liền động lòng từ bi, cứu chuộc. Lễ quy y, sám hối cho con vật phải tế độ nhưng nên ngắn gọn, tránh kéo dài khiến chim sợ hãi, thấy tù túng vì bị giam cầm. Phóng sinh là hành vi giải thoát, cứu sống nên không nặng về hình thức mà phản lại ý nghĩa nhân văn của nghi lễ. "Nếu thuê người đi bắt chim thì việc phóng sinh mất hết ý nghĩa và thà rằng đừng phóng còn hơn".
.

CAND