Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201402/cau-be-tat-nguyen-khat-khao-con-chu-452905/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201402/cau-be-tat-nguyen-khat-khao-con-chu-452905/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cậu bé tật nguyền khát khao con chữ... - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 19/02/2014, 15:47 [GMT+7]

Cậu bé tật nguyền khát khao con chữ...

(Congannghean.vn)-“Người ta đôi chân không đi được còn có đôi bàn tay bù đắp, bớt đi phần nào khó khăn. Nhưng thằng Mạnh chân thì lê lết, tay cũng mềm xìu thì lấy mô ra mà bù với đắp à em”. Đó là lời tâm sự xé lòng của chị Mười khi nói về người con trai tật nguyền bị liệt cả tay lẫn chân của mình.

Phạm Văn Mạnh (9 tuổi) con trai đầu lòng của chị Nguyễn Thị Mười và anh Phạm Văn Hưởng trú tại xóm 14b xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc Nghệ An. Sinh ra là một cậu bé bụ bẫm trong niềm vui sướng của hai bên gia đình nội ngoại, thế nhưng niềm vui đó không kéo dài được lâu khi đến hơn ba tháng tuổi, Mạnh bắt đầu có dấu hiệu chân tay mềm nhũn không giống những đứa trẻ khác.

Ban đầu, gia đình cứ nghĩ do em yếu, nhưng mãi sau này Mạnh vẫn thế, không thể đứng dậy hay cầm nắm được bất cứ thứ gì nên gia đình mới hốt hoảng đưa đi khám tại BV Nhi Nghệ An. Tại đây, các bác sỹ chuẩn đoán Mạnh mắc chứng bệnh thiếu canxi, loãng xương nhẹ. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị, nhưng bệnh tình Mạnh vẫn không tiến triển, gia đình vội đưa ra Hà Nội khám và chạy chữa.

Mọi vận động của Mạnh đều phải cậy nhờ người khác
Mọi vận động của Mạnh đều phải cậy nhờ người khác

Qúa trình điều trị có tiến triển khi năm 3 tuổi, Mạnh đã có thể di chuyển đôi chân của mình dù chỉ là lết đi. Điều này khiến anh chị đã vỡ òa trong niềm vui sướng, có hi vọng chữa được khỏi bệnh cho con. Nhưng ông trời lại thêm một lần nữa cướp đi hy vọng nhỏ nhoi ấy, niềm vui chỉ kéo dài vọn vẹn 2 tháng, sau một trận ốm dài ngày, bàn chân, bàn tay của em mất luôn khả năng vận động.

Bác sĩ kết luận Mạnh bị teo cơ cứng khớp không thể chữa trị được nữa. Hiện tại, hai chân và tay của em đã liệt hẳn, không thể hoạt động, mọi sinh hoạt hằng ngày đều phụ thuộc vào bố mẹ.

Sau Mạnh còn có 2 cô em gái sinh đôi đang học lớp 1 và một cậu em nhỏ. Mạnh vẫn thường bảo với mẹ là nuôi em thật tốt để sau này em lớn đẩy Mạnh đi chơi. Cậu bé giàu nghị lực này vẫn cố gắng làm nên niềm vui cho bố mẹ khi luôn vui cười, hồn nhiên và hiếu học.

Hằng ngày tại ngôi trường Tiểu học Nghi Kiều 2 người ta quen thuộc với hình ảnh một cậu bé tật nguyền được bố hoặc mẹ bế vào tận lớp học. Chị Mười chia sẻ: “Do sức khỏe của cháu không tốt, nhà xa trường đi lại khó khăn, cháu đau ốm suốt, gia đình cũng có ý định ngăn cấm, nhưng mỗi lần đi học về thấy nụ cười của con chị lại không nỡ”.

Nhà xa, tàn tật nhưng Mạnh vẫn khát khao con chữ
Nhà xa, tàn tật nhưng Mạnh vẫn khát khao con chữ

Do bệnh tật, đau ốm thường xuyên nên Mạnh học muộn mất một năm so với các bạn. Hiện tại em đang học lớp 2A trường tiểu học Nghi Kiều 2. Phạm Văn Mạnh đến trường trong diện trẻ khuyết tật hòa nhập, không thể đi lại không thể cầm bút nên em chỉ có thể ngồi nghe và trả lời. Tuy nhiên khả năng tiếp thu của Mạnh rất nhanh. Dù không thể viết nhưng em lại tính nhẩm khá giỏi và đọc rất tốt.

Cô Đinh Thị Duyên (GV chủ nhiệm lớp 2A) cho biết: “Hiện tại, Mạnh đã có thể đọc thành thạo, và làm tốt những phép toán cơ bản. Nhà trường đang tạo những  điều kiện tốt nhất cho Mạnh được học tập và vui chơi với bạn bè dưới ngôi trường này”.

Hằng ngày sau giờ lên lớp, Mạnh lại ngồi vào bàn học, giở sách ra đọc, thậm chí là hát nghêu ngao theo lời trong sách nhạc, khi hỏi về mong ước của mình, em thủ thỉ: “Em chỉ muốn cố gắng học thật tốt để trở thành một người con ngoan và làm được điều gì đó giúp bố mẹ” - một mong muốn nhỏ nhoi đối với mọi người nhưng lại là một điều vô cùng khó khăn đối với Mạnh.   

.

Đan Phượng- Đào Phan