Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201212/24649-bat-cap-trong-cong-tac-y-te-hoc-duong-393838/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201212/24649-bat-cap-trong-cong-tac-y-te-hoc-duong-393838/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bất cập trong công tác y tế học đường - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 06/12/2012, 15:00 [GMT+7]
24649

Bất cập trong công tác y tế học đường

Chính điều này đã khẳng định tầm quan trọng của công tác y tế học đường, đó là góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và đảm bảo sức khỏe để học sinh phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, với những khó khăn, thách thức trong điều kiện hiện nay thì để y tế học đường phát huy tối đa hiệu quả của mình là điều không hề dễ dàng.
 
Từ việc sử dụng cán bộ y tế kiêm nhiệm…

Nghệ An đang cùng chung thực trạng như một số tỉnh, thành trong cả nước về vấn đề sử dụng nguồn nhân lực cho công tác y tế học đường. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì hiện nay cán bộ y tế chuyên trách mới chỉ đáp ứng được khoảng 40%, số còn lại phải sử dụng cán bộ y tế kiêm nhiệm. Với vai trò là nơi chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tuyến ban đầu cho học sinh đòi hỏi đội ngũ nhân viên y tế phải ngày càng có trình độ chuyên môn cao. Nhưng trên thực tế thì điều này chưa thể đáp ứng được yêu cầu đó.
 
Ông Nguyễn Văn Cầu - Bác sỹ phụ trách y tế trường học, Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Đây là tình trạng khá phổ biến ở các trường học hiện nay. Điều này cũng xuất phát từ thực trạng thiếu nguồn nhân lực. Ở một số trường học thì những người có trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực như: Văn thư, thiết bị, thủ quỹ… đều kiêm luôn công việc của nhân viên y tế trường học. Thậm chí là giáo viên vừa có thể dạy học vừa làm công tác phụ trách, chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
 
Hàng năm, Sở GD&ĐT có phối hợp với Sở Y tế tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên y tế học đường nhưng do nguồn nhân lực phụ trách thường xuyên bị thay đổi nên chất lượng từ những mô hình tập huấn như thế về cơ bản là chưa thể đạt chuẩn.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng cán bộ y tế kiêm nhiệm. Trước hết, đó là do công tác y tế học đường chưa thu hút được nguồn nhân lực, đặc biệt là những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Thông thường thì mỗi trường học chỉ có một cán bộ, nhân viên y tế phụ trách. Điều này đồng nghĩa với việc phải chịu áp lực rất cao do chăm sóc sức khỏe số lượng học sinh khá đông.
 
Bên cạnh đó mức lương của cán bộ y tế học đường so với giáo viên và các nhân viên khác là rất chênh lệch. Họ chỉ được hưởng lương với mức thấp mà không có thêm bất cứ khoản phụ cấp hay hỗ trợ nào. Đó là còn chưa kể đến việc cơ hội để được vào biên chế của những người làm công tác y tế học đường là rất hiếm hoi.
 
Cán bộ y tế khám sức khỏe cho học sinh - Ảnh minh họa
 
Điều này giải thích vì sao hiện nay các bạn trẻ tốt nghiệp các trường y, dược đều không mấy mặn mà với công tác y tế ở các trường học. Có chăng thì một số người làm việc được một thời gian ngắn lại đi tìm cho mình một công việc khác tốt hơn, hoặc có khi ngoài công việc ở trường học vẫn cố tìm thêm một công việc khác với mục đích là kiếm thêm nguồn thu nhập. Với thực trạng như thế thì nguồn nhân lực y tế ở các trường học biến động theo hàng năm cũng không phải là một điều khó hiểu.

…Đến những khó khăn về kinh phí và cơ sở vật chất

Bên cạnh việc thiếu thốn về nguồn nhân lực phải sử dụng cán bộ kiêm nhiệm thì công tác y tế học đường hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn về nguồn kinh phí hoạt động và các vấn đề liên quan đến điều kiện cơ sở vật chất. Kinh phí để duy trì hoạt động của công tác y tế trường học được trích từ số % của bảo hiểm y tế. Với con số 12% khá ít ỏi thì việc chi trả chế độ cho cán bộ chuyên trách là điều khá bất cập. Đó là còn chưa kể đến việc ở nhiều trường, số lượng học sinh tham gia bảo hiểm y tế chưa đến một nửa, thậm chí có một số trường chỉ dừng lại ở con số 30%.
 
Cùng với đó thì hiện nay cũng mới chỉ có khoảng 40 - 50% trường học có phòng y tế riêng. Số còn lại phải dùng chung với các phòng khác của trường. Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

Ở một số trường, đặc biệt là các trường thuộc huyện miền núi, vùng sâu vùng xa thì mọi điều kiện để đảm bảo sinh hoạt về cơ bản cho học sinh vẫn còn nhiều trăn trở. Trong đó, tình trạng thiếu nước sạch diễn ra thường xuyên và rất phổ biến. Nhiều công trình nước sạch được xây dựng lên nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã bị bỏ hoang và lãng quên do không có đủ nguồn nước để sử dụng. Các vấn đề khác như việc thu gom, xử lý rác thải dưới các hình thức hay các công trình như hệ thống cống rãnh vẫn chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức.

Với sự phối hợp, chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế thì hiện nay nhiều chương trình liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe của học sinh đã được phổ biến ngày càng rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, “để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác y tế học đường thì Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đã có những chương trình, kế hoạch cụ thể trong việc tuyển cán bộ chuyên trách y tế học đường, vận động học sinh tham gia bảo hiểm y tế, đồng thời tuyên truyền để học sinh có ý thức bảo quản các công trình vệ sinh trường học” - ông Nguyễn Văn Cầu cho biết thêm.

Thiết nghĩ, việc đầu tư cho công tác y tế học đường ở các trường học hiện nay là điều rất quan trọng và cần thiết. Điều này không chỉ đòi hỏi trách nhiệm từ ngành giáo dục, y tế mà cần có sự chung tay góp sức của cả toàn xã hội nhằm tạo ra một môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để học sinh có đủ điều kiện phát triển một cách toàn diện nhất.

Ngọc Anh
.