Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201209/22678-nhung-bai-toan-kho-dang-nam-giua-san-truong-395435/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201209/22678-nhung-bai-toan-kho-dang-nam-giua-san-truong-395435/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Những bài toán khó đang nằm giữa sân trường - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 02/09/2012, 10:20 [GMT+7]
22678

Những bài toán khó đang nằm giữa sân trường

Nếu nói thi đại học khác và cao hơn thi tốt nghiệp cho nên chuyện đó là bình thường cũng có lý. Nhưng nếu hỏi tiếp vì sao cũng môn Sử chẳng hạn đề thi tốt nghiệp hỏi ý nghĩa của Cách mạng tháng 8, nhiều học sinh đạt điểm cao, nhưng cũng câu đó hoặc câu tương tự “Ý nghĩa của đại thắng Mùa xuân 1975” trong kỳ thi đại học của những học sinh đã chọn  ba môn ưng ý nhất, luyện kỹ nhất, trong đó có môn Sử để lập nghiệp, học sinh vẫn bị điểm 0 nhiều thì không biết trả lời thế nào. Câu hỏi quá nhạy cảm. Phải hiểu cho ngành giáo dục và các trường, đó là câu không khó, nhưng khó nói trong bài toán khó của giáo dục ta hiện nay.

Nguyên lý giáo dục nước ta từ thời đổi mới đến nay là “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Trên con đường đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam, có quan điểm yêu cầu nói gọn nhất về triết lý giáo dục nước ta hiện nay chỉ bằng hai chữ “dạy người” là đủ.
 
Đúng như vậy, bởi chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay, tức là chất lượng đại trà với mục tiêu thiết kế nhân cách chuẩn cho học sinh còn yếu. Chất lượng văn hoá, đặc biệt của khối mũi nhọn tập trung ở trường chuyên, lớp chọn đã được nâng lên. Sự nghiệm thu sản phẩm này biểu hiện ở các kỳ thi học sinh giỏi, thi đại học đạt điểm cao, đạt thủ khoa là một minh chứng.
 
Nhưng rất cần nhớ một thực tế đạt thủ khoa hoặc điểm cao trong thi đại học lại thường là kết quả của những học sinh nghèo, phải vượt qua bao khó khăn, tự học là chính, không có điều kiện học thêm tràn lan. Qua đó đủ thấy việc “dạy người” quan trọng biết chừng nào. Việc dạy người tốt nó sẽ nhân cái tốt sang dạy kiến thức, dạy nghề, dạy kỹ năng sống. Nếu ngược lại thì như đã thấy, hậu quả khôn lường trong thế hệ trẻ hiện nay.
 
Khi nói đến chất lượng giáo dục, người ta lại đưa ra ba đỉnh tam giác phải chịu trách nhiệm là nhà trường, gia đình và xã hội. Đúng, nhưng sao không nêu tiếp trách nhiệm chính thuộc về ai? Phải nói trách nhiệm cơ bản của chất lượng giáo dục toàn diện là thuộc nhà trường mới có các biện pháp, chế tài, đầu tư, khen thưởng vật chất và tinh thần đúng cho nhà trường, cho những thầy cô giáo cụ thể được, còn cứ nói gia đình và xã hội rộng, thì nghiệm thu sản phẩm bằng cách nào, xử lý sau nghiệm thu ra sao? Nói được mà khó làm được bởi hay quy trách nhiệm quá rộng.

Bài toán khó nữa là lấy cái gì làm động lực có hiệu quả nhất để tạo ra nội lực của người thầy, để họ truyền lửa xuống học sinh thân yêu một cách hết sức tự giác. Nếu không chỉ có sự nguội lạnh, đối phó quá dễ với bộ máy quản lý còn nhiều hình thức, kém hiệu quả về giáo dục như hiện nay, chưa kể người quản lý không đạt chuẩn lại vô trách nhiệm?
 
Không thể có chuyện hiệu trưởng trực vắng trường vô lý do hoặc có mặt nhưng  không kiểm tra, ngồi đánh cờ tướng mà trên tầng có 40 phòng học, tất cả thầy trò say mê dạy và học được. Một buổi cũng khó chứ đừng nói cả năm cả khoá.
 
Từ đó suy ra chất lượng. Chất lượng thực kém thì phải thi tốt nghiệp ảo để cứu nguy. Mà đỗ cao thì cả bộ tứ là người quản lý, đội ngũ giáo viên, học sinh, phụ huynh đều nhất trí. Bệnh thành tích này thuốc nào trị nổi.
 
Rồi những bài toán mạng lưới trường không hợp lý, tách nhập, mở thêm trường chưa căn cứ yêu cầu khách quan, luân chuyển giáo viên, sự hoạt động nhóm của cán bộ quản lý các trường khi đến năm thứ 5, thứ 10 của các nhiệm kỳ. Vấn đề lương giáo viên thấp và cào bằng đến hẹn lại lên, vấn đề học sinh khá không thi sư phạm, lấy đâu ra thầy giỏi để có học sinh giỏi nhiều trong tương lai?
 
Nói gì cũng cần xác định gọn lại, đội ngũ giáo viên nhà trường quyết định chất lượng của ngôi trường ấy mà hiệu trưởng là con chim đầu đàn. Thủ trưởng nào phong trào đó. Bầu chọn hay bỏ phiếu nhiệm kì hay trên quyết định đều chưa quan trọng. Quan trọng là hiệu quả, được đội ngũ giáo viên, phụ huynh, học sinh, cấp trên khẳng định. Ba biện pháp lớn mà Nghị quyết TƯ 4 khoá XI đề ra có biện pháp về công tác tổ chức cán bộ. Bài toán khó trong trường, trong ngành giáo dục cần giải tốt cũng chính là đây.

Hoàng Văn Hân
.