Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201205/20113-can-khac-phuc-tu-tuong-di-hoa-vi-quy-trong-sinh-hoat-dang-397440/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201205/20113-can-khac-phuc-tu-tuong-di-hoa-vi-quy-trong-sinh-hoat-dang-397440/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần khắc phục tư tưởng "dĩ hòa vi quý" trong sinh hoạt Đảng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 13/05/2012, 07:32 [GMT+7]
20113

Cần khắc phục tư tưởng "dĩ hòa vi quý" trong sinh hoạt Đảng

Trong sinh hoạt Đảng nói riêng, sinh hoạt cơ quan, cộng đồng nói chung, có một thực tế rất phổ biến khi thực hiện tự phê bình và phê bình là thái độ “dĩ hòa vi quý” với các biểu hiện xuề xòa, né tránh, ngại va chạm…
 
“Dĩ hòa vi quý”, có thể hiểu nôm na là xuề xòa, nể nang, bỏ qua cho nhau, né tránh sự va chạm, phê bình nhau là cốt để cho yên chuyện, cho không khí hòa thuận vui vẻ. Dĩ hòa vi quý là thái độ coi sự hòa thuận, êm thấm là quý hơn cả; Từ đó sinh ra xuề xoà, không phân biệt rõ đúng sai, phải trái.
 
Bác Hồ từng chỉ rõ: “Phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm”. Trong thực tế thái độ “dĩ hòa vi quý” lại tồn tại trong đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng hiện nay.
 
Phê bình và tự phê bình cần phải thẳng thắn, trung thực - Ảnh minh họa
 
 
Theo chúng tôi có 4 lý do sau đây:
 
Một là: Do ngại va chạm, sợ người bị phê bình trù dập, trả đũa nên khi phê bình người khác, nhất là những người lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì những người phê bình thường nhận xét qua loa, đại khái như: nêu ưu điểm, kể công lao là chính; còn mặt yếu là tinh thần tự phê bình và phê bình đôi lúc chưa cao, còn e dè, nể nang…!”. Tóm lại toàn ý kiến phê bình chung chung, vô thưởng, vô phạt, không mất lòng ai, vừa “êm tai” những người lãnh đạo, vừa “an toàn” cho bản thân.
 
Hai là: Do người phê bình thiếu thông tin, nhất là những thông tin thuộc loại “bí mật” như đất đai, tài sản, đạo đức, lối sống… của người được phê bình, đặc biệt là những người lãnh đạo, quản lý đương chức, đương quyền. Do vậy, người phê bình chỉ góp ý qua loa, đại khái với thái độ “dĩ hòa vi quý”. Người phê bình muốn đấu tranh, tìm ra sự thật, phân tích rõ đúng, sai nhưng lại thiếu thông tin, thiếu chứng cứ cụ thể, nên đành phải “dĩ hòa vi quý” cũng là dễ hiểu.
 
Ba là: Có không ít đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý không thật sự cầu thị, không động viên, khích lệ các đảng viên trong chi bộ phê bình, góp ý cho mình thấy rõ ưu điểm, nhận rõ khuyết, nhược điểm để kịp thời sửa chữa tiến bộ. Mặc dầu có những lời phê bình nghe không “trung ngôn”, nhưng người được phê bình cũng không thấy “nghịch nhĩ”. Biết rõ thái độ không thẳng thắn, trung thực, không thật thà của cả người phê bình nhưng cũng không phản đối.
 
Bốn là: Có không ít đảng viên, cán bộ nhất là những người lãnh đạo, quản lý đương chức, đương quyền thì lại rất sợ ý kiến phê bình, góp ý của đảng viên. Ngoài mặt tỏ ra “chân thành”, vui vẻ lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nhưng trong tâm can thì “hãy đợi đấy!”. Có kẻ có chức, có quyền tìm cách “bịt mồm” người phê bình bằng quyền lợi kinh tế, chính trị, việc làm hoặc cách thanh minh, đổ lỗi cho “cơ chế”, cho “hoàn cảnh khách quan”, vì cơ chế “tập thể lãnh đạo” vai trò cá nhân không dám quyết.
 
Để thực hiện tự phê bình và phê bình theo phương châm: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh” như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
 
Theo chúng tôi trong đấu tranh phê bình cần thực hiện một số việc cụ thể như sau:
 
Thứ nhất: Cấp ủy, các cấp phải tạo bầu không khí dân chủ thật sự trong sinh hoạt đảng nói chung, trong đấu tranh tự phê bình và phê bình nói riêng. Chỉ có dân chủ thật sự trên cơ sở chấp hành đúng nguyên tắc dân chủ tập trung và những quyết định, quy định, quy chế của Đảng mới tạo được thái độ phê bình không nể nang, né tránh. Chỉ có thực hiện dân chủ thật sự gắn với công khai, minh bạch mới khắc phục được tình trạng đảng viên thiếu thông tin hoặc thông tin một chiều, sai lệch, thiếu khách quan.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có dân chủ thật sự thì đảng viên trong chi bộ mới “cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”.
 
Thứ hai là, để đấu tranh phê bình thực sự đem lại hiệu quả, trước hết là phê bình những cán bộ lãnh đạo, quản lý thì cấp ủy cấp trên cần thông tin đầy đủ, khách quan, chân thật cho đảng viên trong chi bộ về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao để mọi ngườì có đủ thông tin, giúp cho việc góp ý, phê bình đạt lý, thấu tình.
 
Những trường hợp cần thiết, cấp ủy cấp trên cần cử đồng chí có uy tín về dự sinh hoạt để làm chỗ dựa tinh thần và khích lệ đảng viên thẳng thắn phê bình cán bộ. Qua đó, giúp cấp ủy cấp trên hiểu hơn về cán bộ thuộc quyền quản lý của mình. Trường hợp cần thiết nên tổ chức góp ý phê bình bằng phiếu kín để tránh hạn chế sự nể nang, trù dập do biết người phê bình mình là ai.
 
Thứ ba là, những người được phê bình phải tự phê bình thật sự cầu thị theo tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không né tránh. Làm được như thế thì tự phê bình và phê bình trong Đảng mới đạt “mục đích là cốt sửa chữa chứ không phải để công kích; cốt giúp nhau tiến bộ, chứ không phải làm cho đồng chí khó chịu, nản lòng” như Bác Hồ đã dạy.
 
Để tự phê bình và phê bình thật sự là nguyên tắc và là quy luật phát triển và tiến bộ của Đảng, trở thành nguyên tắc phương pháp cơ bản trong đổi mới, chỉnh đốn Đảng. Ngoài những vấn đề nêu trên dòi hỏi người phê bình và người được phê bình đều phải có thành ý tốt, với “tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đồng thời phải có dũng khí của người đảng viên cộng sản, dám thẳng thắn nêu ra những sai sót, khuyết điểm của đồng chí; dám dũng cảm tự phê bình và tiếp thu, nhận rõ những thiếu sót, khuyết điểm; để tìm ra những giải pháp thiết thực để sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm.
 
Đồng thời cần khắc phục thái độ cực đoan, lợi dụng phê bình để “đấu đá”, “hạ bệ” nhau Do động cơ của người phê bình và được phê bình không trong sáng, tìm cách ca ngợi nhau, bao che khuyết điểm cho nhau. Hoặc lợi dụng đấu tranh phê bình để “đấu đá”, “hạ bệ” nhau. Phương pháp phê bình không sát hợp đối tượng, nặng định tính, nhẹ định lượng, thiếu sức thuyết phục và không đạt kết quả như mong muốn.
 
Mặt khác, cần khắc phục thái độ trung dung “dĩ hòa vi quý”, xuề xoà, ca ngợi, phỉnh nịnh lẫn nhau, không chỉ rõ đúng, sai, làm cho việc đấu tranh phê bình trong sinh hoạt đảng mang nặng tính hình thức, không thể hiện đúng tính chiến đấu, tính giáo dục của nó.
 
Nghị quyết TW4 “về những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” đang được nhân dân ngày đêm trông đợi. Để Đảng mạnh, dân tin, mong rằng tư tưởng “dĩ hòa vi quý” trong đấu tranh phê bình trong Đảng không còn. Có như thế Nghị quyết mới đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân.

Phùng Văn Mùi
.